Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 10 - Đề 3 do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi giữa học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 10.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 10

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

(Mấy ý về thơ - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Giải thích câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

Câu 2 (5đ): Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

Câu 2 (1đ): Nội dung chính của đoạn trích: nói lên những quy luật của thơ văn và tầm quan trọng của thơ, lời khuyên của tác giả để có một bài thơ hay, ý nghĩa, giàu biện pháp nghệ thuật.

Câu 3 (1,5đ): Tầm quan trọng của thơ văn trong cuộc sống: nuôi dưỡng tâm hồn con người; làm phong phú cuộc sống nội tâm,…

II. Làm văn (7đ);

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Giải thích câu ca dao:
“Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu ca dao: “Trăm năm bia đá vẫn mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Bia đá vẫn mòn”: Tấm bia đá cứng chắc, người ta khắc tên tưởng nhớ trên đó nhưng thời gian trôi qua tấm bia ấy bị bào mòn.

“Bia miệng vẫn còn trơ trơ”: có những sự việc, những tên tuổi của con người không khắc, không ghi vào bia nhưng vẫn còn mãi như mới hôm nào qua lời kể, lời truyền miệng của con người từ đời này sang đời khác.

Câu ca dao khuyên nhủ con người ta bài học: Phải sống đẹp, sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau, đừng sống thấp hèn để đến khi mất đi trên thế gian tiếng xấu mãi vẫn không phai mờ.

b. Phân tích

Mỗi con người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với những hành động đúng đắn nhất để bản thân không phải hối tiếc và sau này để lại cho đời tiếng thơm.

Khi chúng ta sống đúng, sống đẹp, chúng ta sẽ được người đời yêu quý, kính trọng, tin tưởng, từ đó, tiếng thơm sẽ vang xa ngay cả khi con người ta còn sống.

Nếu tất cả co người trong xã hội đều sống đẹp, sống tốt thì xã hội này sẽ lan tỏa được những thông điệp tốt đẹp hơn, chúng ta sẽ có được môi trường sống tốt hơn.

Việc sống lỗi, sống sai không chỉ mang đến cho con người những tổn hại, sự day dứt trong tâm hồn, bị người đời xa lánh, mất niềm tin mà chúng còn để lại tiếng xấu ngay cả khi chúng ta lìa xa cõi đời.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống đẹp, sống có ích để lại tiếng thơm cho đời để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống lỗi, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, sẵn sàng làm những việc xấu xa để trục lợi. Lại có những người cố ý tỏ ra tốt bụng, làm những việc che mắt người khác để được tin tưởng, trọng dụng,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu ca dao “Trăm năm bia đá vẫn mòn/Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Cảm nhận nhân vật Ngô Tử Văn

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện chức phán xử đền Tản Viên và nhân vật Ngô Tử Văn.

2. Thân bài

a. Lai lịch và tính cách của Ngô Tử Văn

Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được.

Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

b. Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

Nguyên nhân: Tức giận trước sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc → Muốn ra tay trừ hại cho nhân dân, mang lại cuộc sống yên bình.

Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm. Tuy nhiên, hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi - kẻ thù xâm lược nước ta.

→ Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.

Quá trình đốt đền: Trước khi đốt đền: Tắm gội chay sạch, khấn trời. Lấy lòng trong sạch, muốn bảo vệ sự bình yên cho người dân. Lấy lòng trong sạch, sự chân thành, mong muốn được trời chia sẻ

→ Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.

Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì… → Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường.

Sau khi đốt đền: Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét. Có người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đền. Có ông già áo vải, mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ đầu đuôi sự việc.

Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc: Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền. Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên.

Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và Thổ công:

+ Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.

+ Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi.

→ Phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực.

c. Cuộc chiến đấu của Ngô Tử Văn dưới Minh ti.

Ngô Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ với quang cảnh và không khí rùng rợn.

Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ:

+ Những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc. Thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương.

+ Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.

+ Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn.

+ Ngô Tử Văn: Bình tĩnh, khảng khái không chịu nhún nhường, xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực.

+ Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực → Tử Văn được xử thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên.

d. Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

- Ý nghĩa:

Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.

Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt.

Niềm tin vào công lí cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà. Sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng.

- Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng: Sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt.

3. Kết bài

Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 10 - Đề 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm