Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút. Phần đáp án đã được thư viện đề thi TimDapAncập nhật đầy đủ và chính xác để các bạn có thể đối chiếu kết quả bài làm ngay sau khi làm xong.

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng năm học 2016 - 2017

Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Địa lý lớp 12

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 12
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Hậu quả của gia tăng dân số nhanh ở nước ta là

A. Gây sức ép cho kinh tế xã hội và môi trường.
B. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
C. Cung cấp nguồn lao động dồi dào.
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 2: Thực trạng nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư nước ta?

A. Tập trung đông ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du, miền núi.
B. Tập trung đông ở nông thôn, ít ở thành thị.
C. Dân cư nông thôn ít, thành thị nhiều.
D. Dân cư nông thôn nhiều và thành thị ít.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta?

A. Tây Nguyên
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đồng bằng sông Hồng

Câu 4: Đặc điểm nào không đúng khi nói về lao động nước ta?

A. Cần cù, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm
B. Công nhân kĩ thuật lành nghề ngày càng nhiều
C. Năng suất lao động cao so với các nước trong khu vực
D. Lao động dồi dào, mỗi năm bổ sung hơn 1 triệu lao động

Câu 5: cho bảng sau: CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2009 (đơn vị: %)

Năm

1990

2000

2005

2009

Cây công nghiệm hàng năm

45,2

34,9

34,5

28,0

Cây công nghiệp lâu năm

54,8

65,1

65,5

72,0

Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB thống kê 2012

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng trên?

A. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm giảm, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm tăng.
B. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều giảm.
C. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm tăng, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm giảm.
D. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều tăng.

Câu 6: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN NƯỚC TA (Đơn vị: %)

Năm

Thành thị

Nông thôn

1990

19,5

80,5

1995

20,8

79,2

2000

24,2

75,8

2005

26,9

73,1

Nguồn: Số liệu SGK Địa lý 12, NXB Giáo Dục Việt Nam năm 2015

Biểu đồ thích hợp để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn là:

A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ đường.

Câu 7: Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước ta là

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.

Câu 8: Năm 2006, dân số Việt Nam có vị trí như thế nào?

A. Thứ 3 Đông Nam Á, thứ 14 trên Thế Giới
B. Thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 trên Thế Giới
C. Thứ 2 Đông Nam Á, thứ 14 trên Thế Giới
D. Thứ 2 Đông Nam Á, thứ 13 trên Thế Giới

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có giá trị sản xuất công nghiệp là

A. Từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng
B. Dưới 9 nghìn tỉ đồng
C. Trên 120 nghì tỉ đồng
D. Từ trên 40 -120 nghìn tỉ đồng

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 001 – 1 000 000 người là

A. Cà Mau
B. Cần Thơ
C. Long Xuyên
D. Mỹ Tho

Câu 11: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong phát triển giao thông đường bộ ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Địa hình thấp, có nhiều vùng trũng rộng lớn.
D. Có nhiều thiên tai.

Câu 12: Cho biểu đồ sau:

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta.
B. Sự chuyển dịch giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta.
C. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta.
D. Quy mô giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta.

Câu 13: Vùng nào sau đây có số lượng trâu nhiều nhất ở nước ta?

A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 14: Đường quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.

Câu 15: Tuyến vận tải đường sông lớn nhất ở miền Nam là

A. Hệ thống sông Hồng – Thái Bình.
B. Hệ thống sông Mê Kông – Đồng Nai.
C. Một số sông lớn ở miền Trung.
D. Hệ thống sông Mê Công.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay.

A. Sản lượng điện tăng rất nhanh.
B. Thủy điện luôn chiếm hơn 70% sản lượng điện.
C. Mạng lưới điện đã phủ kín khắp cả nước.
D. Đang sử dụng khí tự nhiên vào sản xuất nhiệt điện.

Câu 17: Ngành chăn nuôi gia súc lớn của nước ta chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn từ

A. Sản xuất lương thực, thực phẩm.
B. Thức ăn chế biến công nghiệp.
C. Phụ phẩm của ngành thủy sản.
D. Các đồng cỏ tự nhiên.

Câu 18: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000 – 2005.
(Đơn vị: %)

Năm

Khu vực

2000

2002

2003

2005

Nông - lâm - ngư nghiệp

65,1

61,9

60,3

57,3

Công nghiệp - xây dựng

13,1

15,4

16,5

18,2

Dịch vụ

21,8

22,7

23,2

24,5

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

Nguồn số liệu SGK Địa lý 12, NXB Giáo Dục Việt Nam năm 2015

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng nhanh hơn tỷ trọng lao động theo khu vực dịch vụ.
B. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng chậm hơn tỷ trọng lao động theo khu vực dịch vụ.
C. Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
D. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi.

Câu 19: Hướng chuyên môn hóa công nghiệp Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La là

A. Thủy điện
B. Nhiệt điện
C. Cơ khí
D. Vật liệu xây dựng

Câu 20: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển nhất trên

A. Sông Đà Rằng.
B. Sông Cửu Long.
C. Sông Hồng.
D. Sông Thái Bình.

Câu 21: Ngành nào có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta?

A. Công nghiệp năng lượng
B. Công nghiệp chế biến
C. Công nghiệp luyện kim
D. Công nghiệp khai thác

Câu 22: Nước ta có những thuận lợi về tự nhiên để nuôi trồng thủy sản nước ngọt là

A. Nhiều sông suối, ao hồ, kênh rạch.
B. Nhiều ngư trường trọng điểm.
C. Nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn.
D. Nhiều hải đảo có rạn san hô.

Câu 23: Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là:

A. Trồng trọt
B. Dịch vụ nông nghiệp
C. Thủy sản
D. Chăn nuôi

Câu 24: Nước ta đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ do

A. Nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng suy giảm.
B. Ngành nuôi trồng thủy sản chưa phát triển.
C. Ngư dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt xa bờ.
D. Vùng ven biển môi trường bị ô nhiễm.

Câu 25: cho bảng sau: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, NĂM 1995 VÀ 2005 (đơn vị: nghìn tấn)

Sản lượng

1995

2005

Đánh bắt

1 195,3

1 987,9

Nuôi trồng

389,1

1 478,0

Nguồn SGK Địa lí 12, NXB GD, năm 2008 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng trên?

A. Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng tăng đều.
B. Sản lượng thủy sản đánh bắt tăng nhanh hơn nuôi trồng.
C. Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng đều giảm.
D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt.

Câu 26: Điều kiện nào sau đây không thuận lợi để phát triển ngành thủy sản của nước ta?

A. Nhu cầu thị trường các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng.
B. Phương tiện đánh bắt, hệ thống cảng cá chậm đổi mới.
C. Dịch vụ thủy sản, chế biến thủy sản ngày càng mở rộng.
D. Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng.

Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng bao gồm những ngành công nghiệp nào?

A. Cơ khí, dệt may, hóa chất – phân bón, điện tử, luyện kim màu
B. Cơ khí, dệt may, hóa chất – phân bón, điện tử, sản xuất ô tô
C. Cơ khí, dệt may, hóa chất – phân bón, điện tử, chế biến nông sản
D. Cơ khí, dệt may, hóa chất – phân bón, điện tử, đóng tàu

Câu 28: Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành ở nước ta có

A. 4 nhóm với 30 ngành.
B. 3 nhóm với 28 ngành.
C. 2 nhóm với 27 ngành.
D. 3 nhóm với 29 ngành.

Câu 29: Tiềm năng thủy điện lớn nhất của nước ta tập trung chủ yếu trên

A. Hệ thống sông Mê Kông, sông Đồng Nai
B. Hệ thống sông Xê Xan, sông Xrê Póc
C. Hệ thống sông Mã, sông Cả
D. Hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai

Câu 30: Hạn chế trong việc đào tạo nguồn lao động của nước ta hiện nay là

A. Thừa công nhân lành nghề
B. Thiếu kĩ sư
C. Thiếu lao động có kĩ thuật cao
D. Sử dụng triệt để lao động đã qua đào tạo.

Câu 31: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I, III
B. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II, III
C. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I, III
D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III

Câu 32: Đặc điểm không đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay là

A. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
B. Tỉ lệ dân thành thị tăng
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
D. Diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp

Câu 33: Cho bảng số liệu SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA CẢ NƯỚC QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2000

2005

2007

Sản lượng thủy sản nuôi trồng

589,6

1 487,0

2 123,3

Sản lượng thủy sản khai thác

1 660,9

1 987,9

2 074,5

Tổng sản lượng thủy sản

2 250,5

3 474,9

4 197,8

(Nguồn từ Atlat Địa lí Việt Nam – NXB GD năm 2012)

Dựa vào bảng số liệu trên nhận xét đúng về tổng sản lượng ngành thủy sản nước ta là:

A. Giảm liên tục
B. Giảm không liên tục
C. Tăng liên tục
D. Tăng không liên tục

Câu 34: Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở

A. Một số nơi ở Lâm Đồng.
B. Một số nông trường ở Tây Bắc.
C. Các tỉnh ở Tây Nguyên.
D. Ven Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 35: Giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta tập trung cao ở vùng

A. Đông Nam Bộ
B. Tây Nguyên
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ

Câu 36: Quốc lộ 1 chạy dài từ

A. Hà Giang đến Cà Mau.
B. Lạng Sơn đến thành phố Hồ Chí Minh.
C. Lạng Sơn đến Cà Mau.
D. Quảng Ninh đến Cà Mau.

Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị đặc biệt của nước ta

A. Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh
B. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
C. Hà Nội, Đà Nẵng
D. Hà Nội, Hải Phòng

Câu 38: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa?

A. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật
B. Thúc đẩy nông – lâm – ngư nghiệp phát triển
C. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động
D. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu 39: Cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch là do:

A. Hình thành các ngành kinh tế trọng điểm
B. Sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước
C. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
D. Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước thay đổi

Câu 40: Điểm khác nhau về nhiên liệu giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam là

A. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu khí.
B. Các nhà máy ở miền Nam chạy bằng than, miền Bắc chạy bằng dầu.
C. Các nhà máy ở miền Bắc chạy bằng than đá, miền Nam chạy bằng than bùn.
D. Miền Bắc chạy bằng khí, miền Nam chạy bằng dầu

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12

1. A

2. C

3. D

4. C

5. C

6. A

7. D

8. B

9. A

10. B

11. A

12. C

13. D

14. C

15. B

16. B

17. D

18. B

19. A

20. B

21. B

22. A

23. A

24. A

25. D

26. B

27. D

28. D

29. D

30. C

31. D

32. C

33. C

34. D

35. A

36. C

37. B

38. B

39. C

40. A

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!