Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 - Đề 4 do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi giữa học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 11.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 11

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên

"Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta...

Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ...

Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,...

Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá...

Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình" ...

(Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 37)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết ?

Câu 2 (0,5 điểm): Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép tu từ chủ yếu nào? Nêu tác dụng nghệ thuật của nó?

Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn văn trên, em thấy phẩm chất cần có nhất của thanh niên là gì? Ngoài những phẩm chất ấy, theo em thanh niên hiện nay cần có thêm những phẩm chất gì? Vì sao?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận về tư tưởng đạo lí: Có chí thì nên.

Câu 2 (5đ): Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5 điểm):

Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận. Dấu hiệu để nhận biết: Công khai về quan điểm, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục...

Câu 2 (0,5 điểm):

Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận phân tích.

Câu 3 (1,0 điểm):

Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ chủ yếu là: điệp từ ngữ, điệp cấu trúc. Tác dụng nghệ thuật của nó: Nhấn mạnh những phẩm chất cần phải có của thanh niên, giúp câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu..

Câu 4 (1,0 điểm):

- Phẩm chất cần có nhất của thanh niên đoạn văn trên là: Thanh niên phải có thái độ kính trên nhường dưới... Thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động cụ thể... Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu, khiêm tốn, thật thà... Thanh niên phải giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình...

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận về tư tưởng đạo lí: Có chí thì nên

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Có chí thì nên”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Chí: ý chí, nghị lực vươn lên, nỗ lực, cố gắng để mong muốn có được cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc đạt được mục tiêu mình đề ra.

Nên: ở đây mang nghĩa nên người, trở thành người có ích, hoặc đơn giản là đạt được mục tiêu mà bản thân mình đặt ra sau quá trình cố gắng, nỗ lực theo đuổi.

→ Câu tục ngữ khuyên nhủ con người ta cố gắng vươn lên trong cuộc sống, muốn có thành quả ngọt ngào thì phải đầu tư công sức, tâm huyết.

b. Phân tích

Mỗi con người không ai tự nhiên mà nên người, thành tài, tất cả những thứ đó chúng ta có được là do quá trình học tập rèn luyện, tích lũy kiến thức.

Người nào càng chăm chỉ, kiên nhẫn, chịu khó, tích cực trau dồi kiến thức thì càng thu về được những quả ngọt, mở mang tầm hiểu biết và có được thành công.

Xã hội có tiến bộ hay không, có phát triển hay không là do những công sức đóng góp của con người mà nên, con người phát triển được bao nhiêu thì xã hội tiến bộ bấy nhiêu.

Nếu mỗi chúng ta lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, chúng ta mãi mãi không phát huy được năng lực của bản thân mà dần dần sẽ bị lạc hậu, tụt lùi về phía sau.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người kiên trì, nỗ lực vươn lên trong học tập, cuộc sống và đã đạt được thành tựu.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ỷ lại, lười biếng, hay dựa dẫm vào người khác mà không biết tự phấn đấu vươn lên, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Có chí thì nên”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

2. Thân bài

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: Câu hỏi tu từ cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết vừa như trách móc, hờn giận vừa như lời mời chân thành của người con gái nơi đây nhắn nhủ đến người mình yêu thương.

“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”: Hàng cau mang màu xanh ngắt của lá cau cùng ánh nắng vàng nhẹ tinh khiết của mặt trời khi buổi bình minh. “Nắng” - gợi ấn tượng về ánh sáng, diễn tả được cảm giác náo nức, xôn xao của tác giả trước khung cảnh thôn Vĩ. Bức tranh thôn Vĩ dần hiện lên qua màu xanh của cây lá và màu vàng tươi của những tia nắng rực rỡ tràn đầy sức sống.

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: không chỉ có màu xanh của hàng cau, ở thôn Vĩ còn có màu xanh của vườn tược với nhiều loại cây khác nhau gợi lê sự trù phú của vùng đất này.

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: Hình ảnh con người thấp thoáng sau khóm trúc: Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc hậu.

→ Cảnh và người đã hòa quyện làm một cùng tạo nên bức tranh thơ thật đẹp đẽ, trong trẻo.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, ý nghĩa của đoạn trích và vị trí đoạn trích đối với tác phẩm nói chung.

---------------------------

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm