Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016. Đề thi gồm 5 câu hỏi tự luận nằm trong phạm vi kiến thức SGK Vật lý lớp 11 nửa đầu học kì 1 với thời gian làm bài là 60 phút, đã có đáp án chính xác, chi tiết cho từng câu hỏi cũng như thang điểm. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 11 Thời gian làm bài: 60 phút |
Câu 1: (1,0 điểm)
Phát biểu định luật bảo toàn điện tích.
Câu 2: (2,0 điểm)
Hai quả cầu nhỏ mang điện tích 2.10-7c và -1.10-7c, đặt cách nhau 10cm trong không khí. Hãy biểu diễn và xác định lực tương tác giữa hai điện tích trên.
Câu 3: (3,0 điểm)
Tại hai điểm A và B cách nhau 6cm trong chân không có hai điện tích q1 = 2.10-8c và q2 = 8.10-8c
a) Tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ vectơ cường độ điện trường tại điểm C cách A 2cm, cách B 8cm.
b) Hãy tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không.
Câu 4: (2,0 điểm)
Một electron di chuyển từ điểm M đến điểm N, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ 1000V/m. Biết MN = 2cm. Tính công của lực điện và UMN.
Câu 5: (2,0 điểm)
Hạt bụi khối lượng m = 0,02g mang điện tích q = 5.10-5c đặt sát bản dương của một tụ điện phẳng không khí. Hai bản tụ có khoảng cách d = 5cm và hiệu điện thế U = 500V. Sau bao lâu hạt bụi chuyển động đến bản tụ âm và vận tốc của nó khi đó. Bỏ qua tác dụng của trọng lực.
---------- Hết ----------
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ |
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 11 |
Đáp án và thang điểm
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
Phát biểu đúng |
1,0 |
Câu 2 |
- Vẽ hình đúng - F = k - Thay số, tính ra kết quả F = 0,018 N |
1,0 0,5 0,5 |
Câu 3 |
a) - Vẽ hình đúng - Tính E1 = 45V/m E2 = 11,25V/m - Tính E = 56,25 V/m b) - ĐK - Điểm M cần tìm thẳng hàng với A, B và nằm trong đoạn AB - Tính được M cách A 2 cm cách B 4 cm. |
0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 4 |
a) - A = q.E.d - A = 3,2.10-18 J b) - E = U/d, U = E.d - UMN = -20V |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 5 |
- Chọn chiều dương, gốc thời gian... - Xác đinh lực tác dụng lên hạt bụi là lực điện - Viết công thức tính gia tốc - Tính a = 25000m/s2 - S = a.t2/2 -> t = 0,002s - v2 = 2aS -> v = 50 m/s |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 |
Chú ý:
- Học sinh có thể làm theo các cách khác.
- Thiếu, sai đơn vị trừ 0,25điểm/1 lần, mỗi câu trừ không quá 0,5 điểm.