Đề kiểm tra 1 tiết hóa 8 giữa học kì 1 có đáp án

Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Hóa năm 2020 - 2021 Đề 3 được đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn có đáp án hướng dẫn giải chi tiết kèm theo, giúp trong quá trình luyện tập giải đề dễ theo dõi hơn Tài liệu cũng rất hữu ích đối với quý thầy cô trong quý trình ôn tập giảng dạy và cũng như ra đề. Mời các bạn tham khảo.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC 8

Bản quyền thuộc về TimDapAnnghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

Đề số 3

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1.  Muối ăn có lẫn cát, để tách muối ăn ra khỏi cát em hãy chọn phương pháp thích hợp nhất:

A. Hoà tan - làm bay hơi - lọc.

B. Lọc - làm bay hơi.

C. Chưng cất.

D. Hoà tan - lọc - làm bay hơi.

Câu 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và (1)…………………. về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2)…………………… mang (3)…………..”

A. (1) trung hòa; (2) hạt nhân; (3) điện tích âm

B. (1) trung hòa; (2) một hay nhiều electron; (3) không mang điện

C. (1) không trung hòa; (2) một hạt electron; (3) điện tích dương

D. (1) trung hòa; (2) một hay nhiều electron; (3) điện tích âm

Câu 3. Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân. Chọn đáp án đúng

A. Do proton và nơtron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé

B. Do số p = số e

C. Do hạt nhân tạo bởi proton và nơtron

D. Do nơtron không mang điện

Câu 4. Chọn đáp án sai

A. số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học

B. nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân

C. 1 đvC = 1/12 mC

D. Oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất

Câu 5. Trong số các công thức hóa học sau: O2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P.

Số đơn chất là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 6. 3H2O nghĩa là như thế nào

A. 3 phân tử nước

B. Có 3 nguyên tố nước trong hợp chất

C. 3 nguyên tố oxi

D. Tất cả đều sai

Câu 7. Chọn công thức đúng trong của Ba và PO4:

A. Ba2PO4.

B. Ba3(PO4)2.

C. Ba3PO4.

D. BaPO4.

Câu 8. Cho các hợp chất sau SO3, N2O5 hoá trị của S và N trong các hợp chất trên lần lượt là:

A. VI và V.

B I và V.

C. VI và II.

D. IV và III.

Câu 9. Hợp chất Alx(SO4)3 biết Al hóa trị III. Tìm giá trị của x.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10. Hiện tượng nào dưới đây không phải là hiện tượng hóa học?

A. Khi đánh diêm có lửa bắt cháy

B. Đốt cháy mẩu Magie cháy thành ngọn lửa sáng

C. Trứng bị thối

D. Mực hòa tan vào nước

Câu 11. Cho phản ứng: Sắt phản ứng với oxi tạo ra oxit sắt từ.

A. 2Fe + O2 → 2FeO

B. Fe + O2 → 2FeO2

C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

Câu 12. Cho phương trình hóa học sau:

MgO + 2HNO3 → ? + H2O

Công thức hóa học còn thiếu trong dấu ? để hoàn thành phương trình hóa học trên là:

A. Mg(NO3)2

B. Mg(NO3)3

C. MgNO3

D. MgOH

II. Phần 2. (6 điểm) Tự luận

Câu 1. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả sau:

a) Cho một mẩu natri vào nước, thu được sản phẩm natri hidroxit NaOH và khí hiđro.

b) Cho dung dịch sắt (II) clorua FeCl2 tác dụng với dung dịch bạc nitrat AgNO3, thu được bạc clorua kết tủa màu trắng và dung dịch sắt (II) nitrat.

Câu 2. Một hợp chất của nguyên tố M hóa trị III với nguyên tố oxi. Biết M chiếm 53% về khối lượng trong hợp chất.

a) Xác định nguyên tử khối và cho biết tên, kí hiệu hóa học của nguyên tố M.

b) Viết công thức hóa học, tính phân tử khối của hợp chất.

Câu 3. Cho sắt (III) clorua FeCl3 tác dụng với 3,36 gam kali hidroxit thu được 2,14 gam sắt (III) hiđroxit Fe(OH)3 và 4,47 kali clorua.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng

b) Khối lượng FeCl3 đã tham gia vào phản ứng trên

....................HẾT.................

Đáp án hướng dẫn giải đề thi giữa kì 1 hóa 8

Phần 1. Trắc nghiệm

1D 2D 3A 4D 5C 6A
7B 8A 9B 10D 11D 12A

Phần 2. Tự luận

Câu 1. 

a) Natri + Nước ------> Natri hidroxit + hidro

b) Sắt (II) clorua + Bạc nitrat ------> Sắt (II) nitrat + bạc clorua

Câu 2. 

Gọi công thức hóa học của hợp chất có dạng: M2O3

Áp dụng công thức:

\frac{{x.NTK(A)}}{{y.NTK(B)}} = \frac{{\% {m_A}}}{{\% {m_B}}} =  > \frac{x}{y} = \frac{{\% {m_A}.NTK(B)}}{{\% {m_B}.NTK(A)}}

Thay số ta được

\frac{2}{3} = \frac{{53\% }}{{100\%  - 53\% }}.\frac{{16}}{{NTK (M)}} <  =  > \frac{2}{3} = \frac{{53}}{{47}}.\frac{{16}}{{NTK(M)}}

NTK (M) = 27

=> M là nguyên tố nhôm, kí hiệu hóa học: Al

b) Công thức hóa học của hợp chất: Al2O3

Phân tử khối: 2.27 + 3.16 = 102 đvC

Câu 3.

a) FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mFeCl3 + mKOH = mFe(OH)3 + mKCl

mFeCl3 = mFe(OH)3 + mKCl = mKOH

mFeCl3 = 2,14 + 4,47 - 3,36 = 3,25 gam

....................................

Trên đây TimDapAnđã gửi tới các bạn Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Hóa năm 2020 - 2021 Đề 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!