Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật Lí
Thư viện đề thi VNDOC xin giới thiệu Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm học 2014-2015 Phòng GD-ĐT Cam Lộ, Quảng Trị. Đề thi học kì 2 lớp 7 này là đề kiểm tra chất lượng học kì 2 môn Vật lý lớp 7 có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm môn Vật lý cho học sinh lớp 7. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Toán - Phòng Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai (Đề 7)
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2015 trường THCS Cao Viên, Hà Nội
Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Vật lý - Đề số 1
Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn tiếng Anh - THCS Trần Hưng Đạo, Đồng Nai
Nội dung đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7:
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ ĐỀ CHÍNH THỨC |
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học 2014 – 2015 Môn: Vật lí - Lớp 7 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1. (2 điểm)
Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Kể tên 3 chất dẫn điện và 3 chất cách điện thường dùng.
Câu 2. (2,5 điểm)
Hãy nêu các tác dụng của dòng điện. Ứng với mỗi tác dụng hãy nêu một ứng dụng trong đời sống.
Câu 3. (1 điểm)
Hãy nêu các điểm cần chú ý khi sử dụng Ampe kế để đo cường độ dòng điện của các dụng cụ sử dụng điện.
Câu 4. (2 điểm)
a) Hãy giải thích tại sao khi thấy người bị điện giật, tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người đó.
b) Bản thân em cần phải làm gì để cứu người cấp tốc khi thấy người bị điện giật.
Câu 5. (2,5 điểm)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Vôn kế chỉ 3V, ampe kế A chỉ 0,6A, ampe kế A1 chỉ 0,2A.
a) Xác định số chỉ của ampe kế A2.
b) Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 và đèn Đ2.
c) Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 0,4A. Xác định số chỉ của ampe kế A1 và A2 khi đó.
Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 7
Câu 1:
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
Học sinh nêu đầy đủ các ví dụ
Câu 2:
Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí. (HS nêu đúng một tác dụng được 0,25 điểm)
HS nêu đúng 5 ứng dụng. (mỗi ứng dụng được 0,25 điểm)
Câu 3:
- Chọn ampe kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với cường độ dòng điện cần đo.
- Mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo cường độ dòng điện sao cho dòng điện đi vào chốt (+) và đi ra chốt (-) của ampe kế.
- Điều chỉnh kim ampe kế chỉ vạch 0 trước khi đo.
- Đọc chính xác số chỉ của ampe kế.
Câu 4:
a) Vì cơ thể người là một vật dẫn điện. Khi ta chạm trực tiếp vào người bị điện giật, dòng điện có thể đi qua cơ thể và ta cũng sẽ bị điện giật.
b) Học sinh có thể nêu một số biện pháp sau:
- Tìm cách ngắt nguồn điện
- Gọi những người gần đó đến cấp cứu và gọi điện thoại vào số 115 hoặc 114 để gọi người cấp cứu.
- Nếu người bị điện giật đã bất tỉnh thì có thể tiến hành một số động tác hô hấp nhân tạo.
Câu 5:
a) Am pe kế A đo cường độ dòng điện qua toàn mạch nên ta có: I = 0,6A; Am pe kế A1 đo cường độ dòng điện qua đèn Đ1 nên ta có: I1 = 0,2A
Hai đèn mắc song song nên: I2 = I – I1 = 0,6A – 0,2A = 0,4A
Ampe kế A2 đo dòng điện qua đèn Đ2 nên số chỉ của ampe kế A2 là 0,4A.
b) Vì hai đèn mắc song song nên ta có: U1 = U2 = U = 3V
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 và đèn Đ2 là 3V.
c) Khi đèn Đ1 bị hỏng, dòng điện trong mạch chỉ qua đèn Đ2 nên số chỉ của ampe kế A1 chỉ 0A, số chỉ của A2 chỉ 0,4A.