Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên năm 2020
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên năm 2020 - 2021 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải. Đề thi HSG lớp 9 môn Văn này giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị tốt cho kì thi HSG lớp 9 sắp tới. Mời các bạn tham khảo
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2019 - 2020
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử Phòng GD&ĐT Triệu Sơn năm học 2020 - 2021
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Khoái Châu năm 2020 - 2021
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Đề thi gồm 01 trang) | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN CẤP THCS NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 19/12/2020 |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm): Điểm gặp gỡ của hai câu thơ sau:
“Đầu súng trăng treo.”
(Đồng chí - Chính Hữu)
“Vầng trăng thành tri kỷ”
(Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Câu 2. (1,0 điểm): Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
(Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà)
a. Em hiểu thế nào là “di dưỡng tinh thần”?
b. Từ tinh thần của phần trích trên, hãy trình bày những điều em học tập được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh để hình thành phong cách sống cho mình.
PHẦN II. LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ ý kiến dưới đây của nhà văn Nguyễn Khải:
“Ở đời này, không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy.”
Câu 2. (5,0 điểm): Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói:
“Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.”
Bằng hiểu biết của em, hãy làm rõ ý kiến trên.
-------------------------HẾT-----------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Số báo danh:…………….. Giám thị số 1:…………………………………...Giám thị số 2:………................……....
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn gồm 03 trang) |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Câu | Yêu cầu cần đạt | Điểm |
Câu 1 (1đ) | *Hình thức: - Học sinh trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh. - Hành văn trôi chảy, không mắc các lỗi về văn phạm. * Nội dung: - Hai câu thơ đều có hình ảnh của trăng. - Trăng trong hai câu thơ đều là hình ảnh thiên nhiên, gần gũi thân thuộc với người lính trong cuộc đời quân ngũ. - Hai bài thơ sáng tác ở những thời điểm khác nhau nhưng sự gắn bó giữa trăng với người đều trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ. Với người chiến sĩ, trăng là người bạn tri kỉ, tri âm để gửi gắm tâm trạng và ước vọng. | 0,25
0,75 |
Câu 2 (1đ) | *Hình thức: - Phần b: Học sinh trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh. - Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc các lỗi về văn phạm. * Nội dung: a. Giải thích: di dưỡng tinh thần là quá trình nuôi dưỡng, bồi đắp cho tâm hồn, tinh thần được thanh cao, vui khỏe, hạnh phúc. b. Học sinh cần trình bày các ý sau: - Tích cực chủ động trong việc tiếp thu tri thức văn hóa nhân loại, đặc biệt là việc học ngoại ngữ, công nghệ thông tin…. - Cần có lối sống giản dị, lành mạnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của gia đình, bản thân. - Tiếp thu cái mới, cái hiện đại nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. - Không quá coi trọng vật chất, luôn có ý thức bồi đắp tâm hồn, giữ cho đời sống tinh thần được cân bằng. - Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của việc học tập phong cách Hồ Chí Minh đối với các bạn trẻ hiện nay. | 0,25
0,25
0,5 |
PHẦN II. LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu | Yêu cầu cần đạt | Điểm |
| 1. Hình thức: - Học sinh trình bày dưới dạng một bài văn ngắn hoàn chỉnh. - Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, không mắc các lỗi về văn phạm. | 0,5 |
Câu 1 (3đ) | 2. Nội dung: a. Giải thích: - Con đường cùng: là hoàn cảnh bế tắc, không có lối thoát. - Ranh giới: là những khó khăn, trở ngại. - Sức mạnh: là ý chí, nghị lực và niềm tin vào cuộc sống của con người. -> Câu nói của nhà văn Nguyễn Khải đã khẳng định, đề cao vai trò của ý chí nghị lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. b. Chứng minh, bàn luận: - Trong cuộc sống con người thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại thậm chí là thất bại. - Không có hoàn cảnh nào là bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát nếu con người có ý chí, nghị lực. Ý chí, nghị lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp mỗi người vươn tới thành công (lấy dẫn chứng thực tế). - Những khó khăn thử thách là cơ hội để con người nhận ra ý chí, nghị lực của mình. - Những người có ý chí, nghị lực vượt lên chính mình sẽ được mọi người yêu quý, khâm phục và làm theo. - Phê phán những người yếu đuối, dễ bị gục ngã trước thử thách của hoàn cảnh. c. Liên hệ bản thân: - Luôn có niềm tin vào cuộc sống, coi những thử thách, khó khăn của hoàn cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống. - Thường xuyên rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần vượt khó vươn lên. - Trau dồi tri thức, hình thành các kĩ năng sống cần thiết để thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh. |
0,5
1,5
0,5 |
Câu 2 (5 đ) | *Hình thức: - Đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Đảm bảo bố cục đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. - Hệ thống luận điểm sáng rõ, dẫn chứng hợp lí, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. - Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. - Trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi về văn phạm. | 0,5 |
* Nội dung: đảm bảo đủ các ý sau: a. Giải thích nhận định. - Nguồn gốc của thơ ca: “thơ ca phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống” có nghĩa là thơ ca phải được sinh ra, bắt nguồn từ hiện thực và mang cái đẹp của đời sống con người. - Nội dung của thơ ca phải thể hiện “một tâm hồn, một trí tuệ” tức là thơ ca phải thể hiện được tư tưởng, tình cảm của thi nhân và truyền tải tư tưởng, tình cảm đó đến người đọc. Thơ ca chính là tiếng nói của mỗi |
0,5 |
| cái “tôi” người nghệ sĩ với cuộc đời. - Thơ ca “càng cá thể, càng độc đáo, càng hay” tức là muốn nói đến phong cách nghệ thuật và dấu ấn sáng tạo riêng biệt của thi nhân. => Nhận định của Xuân Diệu muốn khẳng định: mỗi tác phẩm thơ ca cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo, mới mẻ, độc đáo từ nội dung, tư tưởng đến hình thức nghệ thuật của người nghệ sĩ. b. Chứng minh. * Học sinh lấy dẫn chứng trong các tác phẩm thơ ca đã học, đã biết để phân tích, làm rõ các ý sau: - Mỗi tác phẩm thơ phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống. - Nội dung tác phẩm thơ thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ với con người và cuộc đời. - Hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ thể hiện phong cách sáng tạo, cái “tôi” của người nghệ sĩ ở các phương diện thể loại, cấu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu… c. Đánh giá, mở rộng. - Ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu thể hiện tiêu chuẩn để đánh giá một thi phẩm đích thực và giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa to lớn của thơ ca với cuộc sống con người. - Đây là một quan điểm mang tính định hướng sáng tác cho các nhà thơ: thơ ca phải bắt nguồn từ cuộc đời và vì sự tốt đẹp của cuộc sống con người. Vẻ đẹp, giá trị của một tác phẩm thơ ca nói riêng và văn học nói chung là sự kết hợp hài hòa cả nội dung và hình thức nghệ thuật, giữa khách quan và chủ quan. - Quan điểm của Xuân Diệu giúp mỗi nhà thơ, mỗi người nghệ sĩ phải có trách nhiệm hơn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. |
2,75
0,75 |
| *Sáng tạo: Bài viết có những liên hệ, mở rộng sâu sắc, độc đáo, giàu tính sáng tạo. | 0,5 |
Lưu ý: Giáo viên chấm cần căn cứ vào yêu cầu của đề bài và thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho phù hợp, đặc biệt lưu ý những bài viết giàu chất văn.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên năm 2020 - 2021. Đề thi gồm 2 phần câu hỏi với thời gian 150 phút nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn ôn tập. Chúc các bạn ôn thi tốt
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Toán Trường THCS Nguyễn Trãi năm học 2020 - 2021
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Toán Trường THCS Anh Sơn năm học 2020 - 2021
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Toán Trường THCS Phú Thái năm học 2020 - 2021
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Toán Phòng GD&ĐT Thạch Hà năm học 2020 - 2021
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Toán Phòng GD&ĐT huyện Bình Giang năm học 2020 - 2021
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Thanh Hóa năm học 2020 - 2021
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2020 - 2021
..............................................................
Ngoài Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên năm 2020 - 2021, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt