Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm học 2021-2022 Có đáp án

Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm học 2021-2022 Có đáp án là bộ tài liệu hay và chất lượng được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải từ các trường THCS trên cả nước, nhằm cung cấp cho các bạn nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi học kì 1 sắp tới. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Hóa học 10 học kì 1 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập qua đó trong kì thi học kì tới đạt kết quả cao. Thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu này để ra câu hỏi trong quá trình ra đề thi. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.

 

 

KIỂM TRA GIỮA KỲ I  NĂM HỌC 2021 – 2022

THỜI GIAN: 45 PHÚT

Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Số electron và số khối trong hạt nhân nguyên tử là

     A. 80; 201.                        B. 80; 121.                         C. 201; 80.                        D. 121; 80.

Câu 2: Trong nguyên tử Rb có tổng số hạt p và n là

     A. 49.                                 B. 123.                               C. 37.                                 D. 86.

Câu 3: Số electron trong một ion  

     A. 21.                                 B. 24.                                 C. 28.                                 D. 52.

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm

58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là

     A. flo                                 B. clo                                 C. brom                             D. Iot

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40.Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt.Nguyên tố X có số khối là

     A. 27                                  B. 26                                  C. 28                                  D. 23

Câu 6: Tổng số hạt cơ bản trong M+ là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31. Nguyên tử M là

     A. Na (Z=11).                   B. K (Z=19).                      C. Rb (Z=37).                   D. Ag (Z=47).

Câu 7: Tổng số hạt cơ bản trong X2- là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Số hiệu nguyên tử của X là

     A. O (Z=8).                       B. S (Z=16).                      C. Se (Z=34).                    D. C (Z=6). 

Câu 8: Nguyên tử khối trung bình của B là 10,82. Bo có 2 đồng vị là 10B và 11B. Nếu có 94 nguyên tử 10B thì có bao nhiêu nguyên tử 11B?

     A.  405                               B.  406                               C.  403                               D.  428

Câu 9: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là

     A. [Ar]3d54s1.                   B. [Ar]3d64s2.                    C. [Ar]3d64s1.                   D. [Ar]3d34s2.

Câu 10: Đồng có 2 đồng vị  ; , biết tỉ lệ số nguyên tử của chúng lần lượt là 105: 245. Nguyên tử khối trung bình của Cu là

     A.  64                                 B.  64,4                              C.  64,6                              D.  63

Câu 11: Trong tự nhiên bạc có hai đồng vị, trong đó đồng vị 109Ag chiếm 44%. Biết  = 107,88. Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai của Ag là 

     A.  106,78                          B.  107,53                          C.  107,00                          D.  108,23

Câu 12: Nguyên tố X có 2 đồng vị, tỉ lệ số nguyên tử của đồng vị 1, đồng vị 2 là 31: 19. Đồng vị 1 có 51p, 70n và đồng vị thứ 2 hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của X là

     A.  121                               B.  121,6                            C.  121,76                          D.  122

Câu 13: Nguyên tố đồng có hai đồng vị bền  và . Biết nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính phần trăm hàm lượng của đồng vị 63Cu trong Cu2O (cho O=16).

     A.  64,77%                        B.  32,14%                         C.  62,44%                        D.  64,28%

Câu 14: Ion nào sau đây có 32 electron: (biết 6C, 8O, 16S, 7N)

     A. CO32- .                          B. SO42- .                           C. NH4+ .                           D. NO2-.

Câu 15: Ion  có 10 electron, hạt nhân có 10 nơtron. Số khối của X là

     A.  19.                                B.  20.                                C.  18.                                D.  21.

Câu 16: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

     A.  1s22s22p53s2                           B. 1s22s22p43s1                             C. 1s22s22p63s2                            D. 1s22s22p63s1

Câu 17: Cho S (Z = 16), cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh là

     A.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.      B.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p5.       C.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.      D.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

Câu 18: Sắp xếp các bazơ: Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH theo độ mạnh tăng dần (biết 11Na, 12Mg, 13Al)

     A. NaOH < Mg(OH)2 < Al(OH)3                                                     B. Mg(OH)< NaOH  < Al(OH)3

     C. Al(OH)3 < Mg(OH)< NaOH                                 D. Al(OH)3 < NaOH  < Mg(OH)2

Câu 19: Trong các cấu hình electron nào dưới đây không đúng:

     A.  1s22s22p63s23p54s2      B.  1s22s22p63s23p6           C.  1s22s22p63s2.               D.  1s22s22p63s23p63d64s2

Câu 20: Nguyên tử X có Z= 24. Cấu hình electron của X là

     A.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d4s1                                       B.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p4s2 3d5

     C.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p3d44s2                                       D.  1s2 2s2 2p6 3s2 3p3d6

Câu 21: Nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA khi tham gia phản ứng hóa học có khuynh hướng

      A. nhận 1e                         B. nhận 2 e                        C. nhường 1 e                   D. nhường 7 e

Câu 22: Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là 

      A. chu kì 3, nhóm VIIIA.                                             B. chu kì 4, nhóm IIA. 

      C. chu kì 3, nhóm VIIA.                                              D. chu kì 4, nhóm IA.

Câu 23: Nguyên tố nào sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức RO2 ?

     A. Si (Z=14).                     B. Al (Z=13).                     C. Mg (Z=12).                   D. P (Z=15).

Câu 24: Cho các nguyên tố 13Al, 14Si, 16S. Tính kim loại của các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tăng dần như sau:

     A. Al < Si < S.                  B. S < Al < Si.                   C. S < Si < Al.                  D. Si < S < Al.

Câu 25: Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì :

     A. Tính kim loại giảm dần.                                         B. Bán kính giảm dần.

     C. Tính bazơ của oxit và hiđroxit tăng dần.                D. Độ âm điện giảm dần.

Câu 26: Hợp chất khí đối với hiđro của R có dạng RH4. Oxit cao nhất của R chứa 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tử R có số hiệu là

     A. 8.                                   B. 16                                  C. 7                                    D. 14 

Câu 27: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là 

     A. Li, Na, O, F.                 B. F, Na, O, Li.                  C. F, Li, O, Na.                 D. F, O, Li, Na.

Câu 28: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1Vậy X là

     A. phi kim.                        B. khí hiếm.                       C. kim loại.                       D. nguyên tố s.

Câu 29: Nguyên tố X nằm ở nhóm VIA, hoá trị của X trong hợp chất khí với hiđro là

     A. 2.                                   B. 3.                                   C. 6.                                   D. 1.

Câu 30: Dãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần tính phi kim là

     A. 6C, 11Na, 8O.                 B. 6C, 8O, 11Na.                 C. 8O, 11Na, 6C.                 D.11Na, 6C, 8O.

Câu 31: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là

     A. các nguyên tố p.                                                      B. các nguyên tố s.

     C. các nguyên tố s và p.                                               D. các nguyên tố d và f.

Câu 32: Nguyên tố M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3s1. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

     A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm IIA.                                  B. ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.

     C. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA.                                   D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA.

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có công thức RH3. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 25,9259% về khối lượng. Xác định công thức của RH3 (Cho nguyên tử khối các nguyên tố: B: 11; Al: 27; N: 14; P: 31.)

Câu 2: Trang sức bạc được chế tác từ bạc 925 (trong đó có 92,5% bạc và 7,5% kim loại khác về khối lượng) Biết nguyên tố bạc gồm 107Ag (chiếm 51,8%) và 109Ag. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi đồng vị trong mẫu bạc 925?

Câu 3Ion M2+ có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 80. Tổng số hạt trong nhân là 56. Viết kí hiệu nguyên tử M? Viết cấu hình electron của nguyên tử M.

Câu 4: Hai nguyên tử M và T thuộc cùng 1 nhóm A, nằm ở 2 chu kì liên tiếp nhau. Tổng số proton của M và T là 24. Tìm số proton mỗi nguyên tử M, T (biết ZT > ZM).

----------HẾT -------

BẢNG ĐÁP ÁN

1.A

2.D

3.A

4.D

5.A

6.D

7.B

8.D

9.B

10.B

11.C

12.C

13.D

14.A

15.A

16.D

17.C

18.C

19.A

20.A

21.A

22.D

23.A

24.C

25.D

26.D

27.D

28.C

29.A

30.D

31.C

32.C

 

 

 

 

 

   

 

Ngoài Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm học 2021-2022 Có đáp án trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 10, Ngữ văn 10, Tiếng Anh 10, Vật lý 10, Hóa học 10, Sinh học 10…., Sách giáo khoa lớp 10, Sách điện tử lớp 10, Tài liệu hay, chất lượngmột số kinh nghiệm kiến thức đời sống thường ngày khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa