Đề kiểm tra 1 tiết môn Sử lớp 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chống

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chống do thư viện đề thi Tìm Đáp Án sưu tầm. Đây là đề kiểm tra 1 tiết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương trình SGK môn Lịch sử lớp 8 theo bài dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Sử lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo

1. Hãy chỉ ra đặc điểm của phong trào Cần vương trong giai đoạn sau khi vua Hàm Nghi bị bắt.

A. Phân tán thành các nhóm đấu tranh du kích, khi cần mới liên lạc với nhau.

B. Quy tụ thành một cuộc khởi nghĩa lớn trong cả nước chuẩn bị một cuộc vũ trang bạo động giành chính quyền.

C. Quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa nhỏ tụ lại ở từng vùng.

D. Quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn, quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.

2. Chữ "Cần Vương" có nghĩa là gì?

A. Giúp dân, cứu nước.

B. Vua cần giúp đỡ.

C. Vì vua cứu nước.

D. Cùng vua cứu nước.

3. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.

B. Tất cả đều đúng.

C. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.

D. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập

4. Nhà Nguyễn chấm dứt vai trò lịch sử ở Việt Nam từ thời gian nào?

A. Năm 1862.

B. Năm 1883.

C. Năm 1874.

D. Năm 1884.

5. Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất?

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. Khởi nghĩa Ba Đình.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

6. Năm 1885 phe chủ chiến trong triều đình Huế mở cuộc tấn công vào lực lượng quân Pháp đóng trong thành, mục tiêu chính là:

A. Loại trừ phe đầu hàng

B. Chống lại sự o ép, giành lại chủ quyền từ tay Pháp

C. Đưa Hàm Nghi lên ngôi

D. Tập trung quyền lực vào tay Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết

7. Khi quân Pháp kéo ra đánh Bắc Kì lần thứ nhất, quân triều đình có khoảng bao nhiêu?

A. 7000 quân.

B. 1000 quân.

C. 3000 quân.

D. 5000 quân.

8. Để phản đối hành động đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp, ở Thái Bình đã nổi lên phong trào do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Mậu Kiến.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Phạm Văn Nghị.

D. Trương Định.

9. Điều kiện nào khiến Pháp có thể đem quân đánh vào Thuận An sau thất bại ở Cầu Giấy lần hai?

A. Có thêm viện binh và triều đình lục đục vì vua Tự Đức qua đời.

B. Được nhà Thanh ủng hộ.

C. Có thêm viện binh từ trong nước gửi sang.

D. Được sự hỗ trợ của viện binh Anh.

10. Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đã chứng tỏ điều gì?

A. Việt Nam hoàn toàn không có khả năng đánh thắng giặc Pháp.

B. Tính chất rời rạc của các phong trào yêu nước.

C. Tinh thần đấu tranh chưa triệt để của nhân dân ta.

D. Sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến.

11. Tại sao thực dân Pháp lại chuyển hướng tấn công vào Gia Định?

A. Gia Định là vựa lúa của Việt Nam. (3)

B. Tất cả (1), (2), (3).

C. Thất thủ ở Đà Nẵng. (1)

D. Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng với hệ thống giao thông thủy thuận lợi. (2)

12. Vị quan nào của nhà Nguyễn là Tổng đốc thành Hà Nội khi Pháp tấn công lần thứ nhất?

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Võ Duy Dương.

D. Phan Thanh Giản.

13. Phong trào chống Pháp của đồng bào khu vực rừng núi miền Trung những năm cuối thế kỉ XIX do ai lãnh đạo?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.

B. Đèo Chính Lục, Đặng Phúc Thành.

C. Lưu Kì và Hà Quốc Thượng.

D. Cầm Văn Hoan, Hà Quốc Thượng.

14. Cuộc khởi nghĩa của Nông Hùng Thạc diễn ra vào năm nào?

A. Tháng 5 - 1863.

B. Tháng 11 - 1866.

C. Tháng 7 - 1861.

D. Tháng 9 - 1862.

15. Mỗi quân thứ của nghĩa quân Hương Khê có quân số khoảng bao nhiêu?

A. 100 - 200 người.

B. 100 - 500 người.

C. 400 - 500 người.

D. 200 - 300 người.

16. Vị quan nào đã chỉ huy quân dân chống Pháp xâm lược Đà Nẵng?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Hoàng Diệu.

D. Phan Thanh Giản.

17. Vào những năm nào, nghĩa quân Yên Thế phải giảng hòa với Pháp?

A. 10/1894 và 12/1897.

B. 10/1894 và 10/1897.

C. 08/1894 và 10/1896.

D. 01/1895 và 12/1897.

18. Pháp đánh Bắc kì lần thứ hai vào lúc nào? Do ai chỉ huy?

A. 25/04/1882 - Ri-vi-ê.

B. 24/05/1882 - Hác-măng.

C. 03/04/1882 - Hác-măng.

D. 23/04/1882 - Ri-vi-ê.

19. Tình hình xã hội của Việt Nam sau khi mất 6 tỉnh Nam kì như thế nào?

A. Các cuộc khởi nghĩa, bạo loạn chống triều đình nhiều hơn.

B. Sự bóc lột thậm tệ của triều đình và quan lại, xã hội mất ổn định.

C. Mâu thuẫn xã hội càng gay gắt do mất mùa, đói kém.

D. Tất cả các câu đều dùng.

20. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất, nghĩa quân của ta do những ai chỉ huy?

A. Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm.

B. Nguyễn Tri Phương và Lưu Vĩnh Phúc.

C. Hoàng Diệu và Lưu Vĩnh Phúc.

D. Hoàng Hoa Thám và Lưu Vĩnh Phúc.

21. Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra thời gian nào? Do ai lãnh dạo?

A. 1884 - 1892, Hoàng Cao Khải.

B. 1884 - 1913, Hoàng Hoa Thám.

C. 1884 - 1908, Hoàng Hoa Thám.

D. 1892 - 1913. Hoàng Kế Viêm.

22. Khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra trong thời gian nào? Do ai lãnh đạo?

A. 1886 - 1892, Đinh Công Tráng.

B. 1884 - 1896, Nguyễn Thiện Thuật.

C. 1883 - 1892, Nguyễn Thiện Thuật.

D. 1883 - 1892, Phan Đình Phùng.

23. Trong lần giảng hòa thứ nhất với thực dân Pháp, Đề Thám được quyền cai quản những tổng nào?

A. Nhã Nam, Mục Sơn.

B. Yên Lễ, Hữu Thượng, Nhã Nam.

C. Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng.

D. Lạng Thương, Mục Sơn, Yên Lễ.

24. Sau khi bắt được tên điền chủ Sét-nay, Đề Thám chỉ đồng ý thả tên này với điều kiện nào?

A. Pháp phải đồng ý dừng chính sách cai trị và bình định trên toàn tỉnh Bắc Giang.

B. Pháp rút khỏi Yên Thế và không được phép can thiệp vào hoạt động của nghĩa quân Yên Thế nữa.

C. Pháp rút khỏi Yên Thế và Đề Thám được quyền cai quản 4 tổng trong khu vực.

D. Thực dân Pháp phải cung cấp vũ khí, lương thảo và tiền bạc cho nghĩa quân Yên Thế.

25. Trước khi diễn ra vụ phản biến, Tôn Thất Thuyết từng nắm chức vụ nào trong triều Nguyễn?

A. Tể tướng.

B. Thượng thư Bộ binh.

C. Lại bộ Thượng thư.

D. Lễ bộ Thượng thư.

26. Sau khi mất 6 tỉnh Nam kì, thái độ triều đình nhà Nguyễn như thế nào?

A. Mặc nhiên thừa nhận mất 6 tỉnh vào tay Pháp.

B. Kêu gọi nhân dân Nam kì đánh Pháp.

C. Đàm phán với Pháp để lấy lại.

D. Cấu cứu nhà Thanh giúp đỡ để giành lại.

27. Ba tỉnh miền Tây rơi vào tay Pháp vào thời gian nào?

A. 19 - 25/07/1867.

B. 20 - 24/06/1867.

C. 20 - 26/04/1867.

D. 20 - 25/06/1867.

28. Nội dung nào sau đây không nằm trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

A. Triều đình phải bồi thường một khoản chiến phí nặng nề.

B. Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa).

C. Pháp được quyền đem quân ra Bắc Kì tiến hành khai thác khoáng sản.

D. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô.

29. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu.

B. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

C. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là nông dân.

D. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là nông dân.

30. Quân Pháp đánh Thuận An (Huế) vào lúc nào? Do ai chỉ huy?

A. 17/07/1883 - Đờ Cuốc-xi.

B. 18/09/1883 - Đờ Cuốc-xi.

C. 17/08/1883 - Cuốc-bê.

D. 18/08/1883 - Cuốc-bê.

Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chống

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

B

D

A

B

A

A

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

A

D

B

B

A

A

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

C

C

C

B

A

B

C

C

D

............................................

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 chương 1: Cuộc kháng chiến chống. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!