Đề kiểm tra 1 tiết môn Sử lớp 8 chương 3: Châu Á giữa hai cuộc chiến
Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Châu Á giữa hai cuộc chiến do thư viện đề thi Tìm Đáp Án sưu tầm. Đây là đề kiểm tra 1 tiết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương trình SGK môn Lịch sử lớp 8 theo bài dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Sử lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 chương 3: Châu Á thế kỉ thứ XVIII
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Lịch sử thế giới cận đại
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Cách mạng tháng mười Nga
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai
1. Vào thập niên 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á có nét gì mới và nổi bật?
A. Giai cấp tư sản thỏa hiệp với đế quốc.
B. Vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
C. Phong trào của tư sản lần lượt.thất bại.
D. Chấm dứt vai trò lịch sử của tư sản.
2. Trong giai đoạn 1926 - 1929, có những cuộc khởi nghĩa nào ở In-đô-nê-xi a?
A. Gia-các-ta và Xu-ma-khơ.
B. Gia-các-ta và Xu-ma-tơ-ra.
C. Gia-các-ta và Gia-va.
D. Gia-va và Xu-ma-tơ-ra.
3. Giai đoạn 1936 - 1939, mục tiêu đấu tranh ở Lào - Cam-pu-chia là gì?
A. Chống bọn phản động thuộc địa, phát xít và chiến tranh.
B. Chống bọn phản động thuộc địa, chủ nghĩa phát xít.
C. Chống chiến tranh đế quốc và thực dân phản động.
D. Chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.
4. Thực chất của chiến tranh Bắc phạt là gì?
A. Chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch.
B. Đảng Cộng sản phá vây lên phía Bắc.
C. Tiêu diệt bọn quân phiệt tay sai phương Bắc
D. Chống lại sự xâu xé của đế quốc.
5. Phong trào Ngũ Tứ diễn ra vào thời gian nào? Tại đâu?
A. 05/04/1919 - Bắc Kinh.
B. 04/05/1919 - Bắc Kinh.
C. 05/04/1920 - Nam Kinh.
D. 04/0511919 - Nam Kinh.
6. Những tác động nào từ bên ngoài đã ảnh hưởng đến phong trào ở Đông Nam Á sau 1918?
A. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào phong trào công nhân.
B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và Cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.
C. Các nước đế quốc bị suy yếu nhiều sau chiến tranh.
D. Tất cả các câu đều đúng.
7. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời vào thời gian nào?
A. 05/1920.
B. 05/1922.
C. 05/1921.
D. 05/1919.
8. Hè năm 1932, một cuộc cách mạng đã nổ ra ở Xiêm do ai lãnh đạo, thuộc giai cấp nào?
A. Pri-đi Pha-nô-mi-ông - Địa chủ.
B. Pri-đi Pha-nô-mi-ông - Tư sản.
C. Vua Ra-ma VII - Quý tộc phong kiến.
D. Pri-đi Pha-nô-mi-ông - Trí thức tư sản.
9. Trong giai đoạn 1930 - 1933, phong trào đấu tranh nào tiêu biểu ở In-đô-nê-xi-a?
A. Khởi nghĩa của binh lính ở Gia-va.
B. Khởi nghĩa của thủy binh Su-ma-tơ-ra.
C. Khởi nghĩa của thủy binh ở Su-ra-bay-a.
D. Bãi công của công nhân Gia-các-ta.
10. Mục đích của phong trào Ngũ Tứ 1919 là gì?
A. Chống việc khôi phục chế độ phong kiến.
B. Chống lại sự áp bức của tư sản.
C. Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của đế quốc.
D. Chống lại tập đoàn Quốc dân đảng.
11. Phong trào Ngũ Tứ để lại ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Tất cả các câu đều đúng.
B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng cách mạng độc lập.
C. Cách mạng Trung Quốc chuyển từ dân chủ tư sản kiểu cũ sang kiểu mới.
D. Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc, phong kiến.
12. Sau 1927, phong trào cách mạng ở In-đô-nê-xi-a do ai và chính đảng nào lãnh đạo?
A. Đảng Dân tộc - Xu-các-nô.
B. Đảng Dân tộc - Áp-đun-ra-man.
C. Đảng Dân chủ - Xu-các-nô.
D. Đảng Lập hiến - Xu-hác-tô.
13. Chính đảng và giai cấp nào lãnh đạo nhân dân ấn Độ đấu tranh trong giai đoạn 1918 - 1922?
A. Tư sản - Đảng Quốc dân.
B. Tư sản dân tộc - Đảng Quốc đại.
C. Tiểu tư sản - Đảng Quốc đại.
D. Công nhân - Đảng Cộng sản.
14. Cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc giai đoạn 1927 - 1936 là giữa lực lượng nào?
A. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
B. Đảng Cộng sản và thế lực thân đế quốc.
C. Tay sai đế quốc và Quốc dân Đảng.
D. Quốc tế Cộng sản và Quốc dân Đảng.
15. Tư sản dân tộc của Mã Lai đã phát động phong trào gì sau 1918?
A. Thực hiện tự do dân chủ trong kinh doanh.(3)
B. Sử dụng tiếng Mã Lai trong trường học.(2)
C. Câu (1) và (2) là đúng.
D. Đấu tranh đòi được tự do kinh doanh.(1)
16. Thập niên 30, Miến Điện có phong trào gì, của tầng lớp nào?
A. Phong trào Tha-sin - Sinh viên, học sinh.
B. Phong trào Kha-thin - Tư sản dân tộc.
C. Phong trào Tha-kin - Trí thức tư sản.
D. Phong trào Tha-kin - Sinh viên, học sinh.
17. Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân tộc tư sản sau 1918 có gì mới?
A. Đòi quyền "Tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị".
B. Đòi quyền "Tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị và dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
C. Đòi tự do ngôn luận, báo chí và bình đẳng giới.
D. Dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
18. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào thời gian nào?
A. 01/1921.
B. 05/1921.
C. 09/1921.
D. 07/1921.
19. Giai đoạn 1918 - 1922 ở Lào có phong trào đấu tranh nào tiêu biểu?
A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuếc.
B. Khởi nghĩa của Com-ma-đam.
C. Khởi nghĩa của Chậu-pa-chay.
D. Khởi nghĩa của Xu-li-văn.
20. Đầu năm 1930, Gan-đi phát động một phong trào bất hợp tác mới, phong trào có tên gọi là gì?
A. Hành trình lúa gạo.
B. Hành trình tẩy chay hàng Anh.
C. Hành trình muối.
D. Tất cả các câu đều đúng.
21. Trong thập niên 30 của thế kì XX, Đảng Cộng sản của những nước nào ở Đông Nam Á được thành lập?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pin, Mã Lai.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mã Lai.
C. In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Lào, Việt Nam.
D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai
22. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, phong trào dân tộc ở In-đô-nê-xi-a có biến chuyển gì?
A. Liên minh chính trị ln-đô-nê-xi-a gồm nhiều đảng phái ra đời.
B. Đảng Cộng sản Cải tổ thành Đảng quốc gia dân tộc.
C. Phong trào dân tộc tạm lắng, chờ thời cơ.
D. Đảng Dân tộc cải tổ thành Đảng ln-đô-nê-xi-a.
23. Quốc - Cộng chuyển sang hợp tác lần 2 năm 1937 nhằm mục đích gì?
A. Hợp tác để chống đế quốc.
B. Cùng nhau kháng chiến chống Nhật.
C. Thỏa hiệp để có thời gian chuẩn bị lực lượng.
D. Tiến hành chiến tranh Bắc phạt lần 2.
24. Sau cuộc tấn công lần 5 (1934) của Tưởng Giới Thạch, tình hình Đảng Cộng sản như thế nào?
A. Phá tan các cuộn tấn công, lực lượng phát triển.
B. Tiến hành cuộc Vạn Lí Trường Chinh.
C. Lực lượng tổn thất nhưng không đáng kể.
D. Chuyển về nông thôn xây dựng căn cứ.
25. Phong trào đấu tranh nào ở Lào kéo dài từ 1901 - 1937?
A. Khởi nghĩa của Ong-kẹo và Pha-ca-đuốc.
B. Khởi nghĩa của Ong-kẹo và Com-ma-đam.
C. Khởi nghĩa của Com-ma-đam và A-cha-xoa.
D. Khởi nghĩa của A-cha-xoa và Ong-kẹo.
26. Cách mạng 1932 ở Xiêm mang lại kết quả gì?
A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Thành lập chính quyền liên hiệp tư sản và quý tộc.
C. Thay chế độ quân chủ chuyên chế bằng quân chủ lập hiến.
D. Thành lập nền cộng hòa tư sản.
27. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau 1918 có những xu hướng nào?
A. Phong trào dân tộc tư sản và tiểu tư sản.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân và nổi dậy của nông dân.
C. Khởi nghĩa của nông dân và phong trào dân tộc tư sản.
D. Phong trào dân tộc tư sản và công nhân.
28. Kết quả của phong trào ở Miến Điện thập niên 30 thế kỉ XX?
A. Cho sử dụng tiếng mẹ để trong trường học.
B. Tách Miến Điện khỏi Ấn Độ, hưởng quyền tự trị.
C. Cho phép mở trường đại học riêng.
D. Đàn áp đẫm máu phong trào.
29. Chủ trương của Đảng Dân tộc của In-đô-nê-xi-a đề ra ở nửa sau thập niên 20 của thế kỉ XX là:
A. bất hợp tác với chính quyền thực dân.
B. đoàn kết các lực lượng chống đế quốc.
C. đấu tranh bằng con đường hòa bình.
D. Tất cả các câu đều đúng.
30. Tầng lớp nào tham gia mở đầu cách mạng ở Trung Quốc năm 1919?
A. Công nhân.
B. Sinh viên, học sinh.
C. Tư sản dân tộc.
D. Trí thức tư sản.
Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Châu Á giữa hai cuộc chiến
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | A | C | B | B | A | B | C | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | A | B | A | C | D | B | D | C | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
D | A | B | B | B | C | D | B | D | B |
............................................
Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 8 bài: Châu Á giữa hai cuộc chiến. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt