Đề cương ôn thi Lịch sử - Địa lý lớp 4 kì 1
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 4 hệ thống lại các kiến thức trọng tâm và các đề ôn tập cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 lớp 4 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Tải chi tiết:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 4
BÀI 1: Nước Văn Lang
1. Nước Văn Lang có vua nào?
A. Vua Hùng
B. Vua Đinh Tiên Hoàng
C. Vua Lý Thái Tổ
D. Vua Lê Thái Tổ
2. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?
A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Việt Nam.
D. Đại Cồ Việt
3. Vị vua đầu tiên của nước ta là?
A. An Dương Vương.
B. Vua Hùng Vương.
C. Ngô Quyền.
D. Lê Đại Hành
4. Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. 700 năm TCN.
B. Khoảng 700 năm TCN
C. Khoảng 700 năm SCN
D. 700 năm SCN
5. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
a. Công cụ dùng để làm ruộng. 1. Giáo mác.
b. Công cụ dùng làm vũ khí. 2. Vòng trang sức.
c. Công cụ dùng làm trang sức. 3. Lưỡi cày đồng.
6. Nước Văn Lang tồn tại qua mấy đời vua?
A. 15 đời vua.
B. 17 đời vua.
C. 18 đời vua
D. 16 đời vua
7. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước nào dưới đây là đúng nhất của Văn Lang?
A. Vua -> lạc hầu -> Lạc tướng -> lạc dân -> nô tì.
B. Vua -> lạc hầu, lạc tướng -> dân thường -> nô tì.
C. Vua -> lạc hầu, lạc tướng -> lạc dân -> nô tì.
D. Vua-> lạc hầu-> Lạc tướng-> dân thường-> nô tì.
8. Đâu không phải là phong tục, tập quán của người Lạc Việt dới thời Văn Lang?
A. Nhuộm răng đen.
B. Ăn trầu
C. Búi tóc
D. Đeo hoa tai bằng đá, đồng.
BÀI 2: Nước Âu Lạc
1. Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.
B. Thục Phán lãnh đạo ngưới Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.
C. An Dương Vương đã lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược Triệu Đà
D. Cả phương án A & B đều đúng.
2. Vị vua của nước Âu lạc có tên gọi là gì?
A. An Dương Vương.
B. Vua Hùng Vương.
C. Ngô Quyền.
D. Vua Lê Đại Hành
3. Thành tựu đặc sắc về xây dựng của người dân Âu Lạc là gì?
A. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.
B. Xây dựng thành Cổ Loa.
C. Sử dụng lưỡi cày bằng đồng.
D. Cả A & B đều đúng.
4. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây.
A. Mị Châu - Trọng Thuỷ.
B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
C. Cây tre trăm đốt. D. Rùa vàng (Rùa Thần)
5. Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là gì?
A. Nơi đóng đô.
B. Tục lệ sinh sống.
C. Nông nghiệp và sản xuất.
D. Cuộc sống của người Lạc Viêt và Âu Việt.
6. Người Lạc Việt và người Âu việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?
A. Văn Lang
B. Lạc Việt
C. Âu Việt
D. Âu Lạc
7. An Dương Vương đóng đô ở đâu?
A. Phong Châu (Phú Thọ)
B. Hoa Lư (Ninh Bình)
C. Cổ Loa ( Hà Nội)
D. Thăng Long (HN)
8. Nhà nước Âu Lạc Được hình thành vào thời gian nào? Kết thúc năm nào?
A. 218 TCN – 179 SCN.
B. 218 SCN – 179 TCN
C. 218 TCN – 179 TCN
D. 218 TCN – 938.
BÀI 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
1. Để cai trị nhân dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?
A. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để nộp cho chúng.
B. Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục Hán, học chữ Hán.
C. Chia Âu Lạc thành các quận huyện do chính quyền người Hán cai quản.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
2. Trước sự thống trị của các triều đại phương Bắc, dân ta phản ứng ra sao?
A. Không chịu khuất phục, nổi dậy đấu tranh.
B. Chịu khuất phục, đem đồ cống nạp cho chúng.
C. Chưa chịu khất phục, nhưng lo sợ thế lực của chúng.
D. Giữ được các phong tục truyền thống vốn có.
3. Chiến thắng vang dội nhất của nhân dân ta trước các triều đại phương Bắc là:
A. Chiến thắng của Hai Bà Trưng.
B. Chiến thắng Bạch Đằng.
C. Chiến thắng Lí Bí.
D. Chiến thắng chống quân xâm lược Tống.
4. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
a. Khởi nghĩa Bà Triệu. 1. Năm 776
b. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. 2. Năm 905
c. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ. 3. Năm 248
d. Khởi Nghĩa của Phùng Hưng. 4. Năm 722
*5. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh chính sách áp bức, bốc lột của các triều đại PKPB đối với nước ta:
Nước Âu Lạc bị chia thành ………., …………. Do chính quyền người Hán cai quản. Bọn quan lại đô hộ bắt dân ta lên rừng …………….., tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, ……………………………………., bắt đồi mồi, khai thác săn hô để………………………………… Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với ……………., bắt dân ta theo …………… của người Hán, …………..Hán, sống theo ……………… của người Hán.
6. Chính sách đưa người Hán ở lẫn với dân ta, bắt dân ta học chữ Hán, theo phong tục người Hán,.. còn gọi là chính sách gì?
A. Đồng hóa.
B. Áp bức, bốc lột
C. Biến dân ta thành dân hán
D. Đáp án khác
7. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học:
Nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ…………………. Trong thời gian đó, mặc dù bị………..,
bóc lột nặng nề, nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục, không ngừng nổi dậy ………... Bằng chiến thắng ……………vang dội, nhân dân ta đã giành lại được ………… hoàn toàn .
8. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học:
Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn ………… được các phong tục truyền thống vốn có như ………, …, mở các lễ hội ………. Với những trò đua thuyền, đánh vật và ………………. Đồng thời dân ta cũng biết ……… nghề làm giấy, làm đồ thủy tinh, làm đồ …………. Bằng vàng, bạc v.v… của …………………..
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 4
A. Trắc nghiệm
Câu 1. Dãy núi cao và độ sộ nhất Việt Nam là dãy núi nào?
a. Dãy sông Gâm
b. Dãy Ngân Sơn
c. Dãy Hoàng Liên Sơn
d. Dãy Bắc Sơn
Câu 2. Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
a. Cao nhất nước ta, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
b. Cao nhất nước ta, đỉnh tròn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
c. Cao nhất nước ta, đỉnh nhọn, sườn thoải, thung lũng hẹp và sâu.
d. Cao nhất nước ta, đỉnh tròn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
Câu 3. Nóc nhà của Tổ quốc ta là:
a. Đỉnh núi Phan -xi - păng
b. Đỉnh núi Ma lay xi a
c. Núi Ngũ Hành Sơn
d. Núi Bà Đen
Câu 4. Dãy Hoàng Liên Sơn Nằm giữa 2 sông nào?
a. Sông Hồng và Sông Cầu
b. Sông Đà và sông Đuống
c. Sông Hồng và sông Đà
d. Sông Đuống và sông Hồng
Câu 5. Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đáp nên?
a. Sông Cầu và sông Đuống
b. Sông Hồng và sông Thái Bình
c. Sông Đuống và sông Đáy
d. Sông Cầu và sông Đáy
Câu 6. Người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì?
a. Để ngăn giữ phù sa cho ruộng
b. Để làm đường giao thông
c. Để ngăn lũ lụt
d. Để trồng cây xanh
Câu 7. Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là đồng bằng lớn thứ mấy của nước ta?
a. Thứ nhất
b. Thứ hai
c. Thứ ba
d. Thứ tư
Câu 8. Điền từ ngữ vào chỗ chấm cho phù hợp
Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá ……………………. và đang tiếp tục mở rộng ra ………... . Đây là đồng bằng lớn thứ …………. của nước ta.
Câu 9. Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh?
a. Vì có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào
b. Vì các tháng mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp
c. Vì người dân có kinh nghiệm trồng rau
d. Vì nhiệt độ cao về mùa đông.
Câu 10. Nơi có hàng trăm nghề thủ công là:
a. Đồng bằng Bắc Bộ
b. Đồng bằng Trung Bộ
c. Đồng bằng Nam Bộ
d. Đồng bằng Nam Bộ và Trung Bộ
Câu 11. Nối từ bên trái với từ bên phải cho phù hợp
a. lụa 1. Kim Sơn
b. gốm sứ 2. Đồng Sâm
c. chiếu cói 3. Vạn Phúc
d. chạm bạc 4. Bát Tràng
Câu 12. Vì sao các con sông ở Tây Nguyên có lòng sông lắm thác ghềnh?
a. Vì các con sông ở Tây Nguyên chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
b. Vì các con sông ở đây ngắn và dốc.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
d. Vì các con sông ở đây dài và dốc.
Câu 13. Người dân Tây Nguyên lợi dụng sức nước chảy từ trên cao xuống để làm gì?
a. Để tưới cà phê, chè …
b. Để chạy tua-bin sản xuất ra điện.
c. Đánh bắt thủy hải sản.
d. Canh tác nông nghiệp.
Câu 14. Rừng rậm phát triển ở đâu?.
a. Nơi có lượng mưa nhiều nhất thì rừng rậm nhiệt đới phát triển.
b. Nơi có lượng mưa nhiều nhất thì rừng khộp phát triển.
c. Nơi có mùa khô kéo dài thì rừng nhiệt đới phát triển.
d. Nơi có khí hậu hàn đới.
Câu 15. Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
a. Cà phê
b. Cao su
c. cây lương thực
d. Cao su và cây lương thực
B. Tự luận
Câu 1: Vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch , nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc?
- Vì nhờ có khí hậu mát me, phong cảnh đẹp nên Sa Pa trở thành nơi du lịch , nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc.
Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.
- Có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
- Có bề mặt khá bằng phẳng.
- Là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta.
Câu 3: Những điều kiện thuận lợi nào khiến Đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của nước ta?
- Nhờ có đất phù sa màu mỡ
- Nguồn nước dồi dào
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
Câu 4: Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó?
- Đặc điểm : Độ dốc lớn, dòng sông lắm thác ghềnh, chế độ nước theo mùa, dễ gây lũ vào mùa mưa.
- Ích lợi của sông ngòi ở Tây Nguyên: Dùng sức nước để sản xuất ra điện (thủy điện), cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp thủy sản.
Câu 5:
Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
- Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt trên các cao nguyên, thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò
Câu 6:
Khí hậu của Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa?
- Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.)
- Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài, cả rừng núi bị phủ bởi một bức màn nước trắng xóa.
- Mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô,vụn vỡ, nhiều nơi sông suối bị khô cạn.
Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết đề thi các môn học kì 1 lớp 4 luyện tập các dạng bài tập SGK Toán 4 và SGK Tiếng Việt 4 chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo, cập nhật đề thi, bài tập mới nhất trên Tìm Đáp Án.