Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 7 sách Chân trời sáng tạo được TimDapAnbiên soạn nhằm giúp các em HS ôn luyện, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 môn Ngữ văn 7 (sách Chân trời sáng tạo)

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại

A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Nghị luận xã hội

- Khái niệm: Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người

- Đặc điểm:

  • Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận
  • Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận
  • Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí

- Các văn bản nghị luận xã hội đã học trong chương trình:

  • Tự học - một thứ vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê)
  • Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
  • Đừng từ bỏ cố gắng (theo Trần Thị Cẩm Quyên)

2. Tục ngữ

- Khái niệm: là một trong những thể loại sáng tác dân gian

- Công dụng: thường được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm

- Đặc điểm nội dung: thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội

- Đặc điểm hình thức:

  • Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ)
  • Có nhịp điệu, hình ảnh
  • Hầu hết đều có vần, và thường là: vần lưng (vần sát), vần cách
  • Thường có hai vế trở lên, các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
  • Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội

3. Thành ngữ

- Khái niệm: là một tập hợp từ cố định, có nghĩa được xác định bằng nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm (chứ không phải là phép cộng đơn giản từ nghĩa của các từ)

- Công dụng: thành ngữ khi được sử dụng trong giao tiếp (nói hoặc viết) làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc

- Đặc điểm: thành ngữ có thể làm thành một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ nhưng không thể là một câu trọn vẹn

B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Liên kết trong văn bản

- Khái niệm: liên kết là một trong những tính chất trong của văn bản, có tác dụng làm văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức

- Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết

  • Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau
  • Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp

- Một số phép liên kết thường dùng:

  • Phép lặp (lặp lại ở câu đằng sau từ ngữ đã có ở câu trước)
  • Phép thế (sử dụng ở câu sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước)
  • Phép nối (sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước)
  • Phép liên tưởng (sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước)

2. Nói quá

- Khái niệm: nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt:

- Phân biệt nói quá và nói khoác: Phân biệt nói khoác và nói quá lớp 7

3. Nói giảm nói tránh

- Khái niệm: nói giảm nói tránh là biện pháp dùng các diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự

C. VIẾT

1. Viết ngắn

- Đoạn văn thuộc Bài 6: Hành trình tri thức: Viết một đoạn văn trao đổi về ý kiến Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác

- Đoạn văn thuộc Bài 7: trí tuệ dân gian: Hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên

2. Viết bài văn

- Đề 1: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống:

  • Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống
  • Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống
  • Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống Ngắn gọn
  • Nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm
  • Nghị luận về sức mạnh của tình yêu thương
  • Nghị luận về vai trò của việc tự học
  • Nghị luận về bạo lực học đường
  • Nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến HS

- Đề 2: Viết bài văn trình bày suy nghĩ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn về một vấn đề đời sống

  • Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn về một vấn đề đời sống
  • Trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn
  • Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn lớp 7
  • Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn Ngắn gọn
  • Dàn ý nghị luận Học, học nữa, học mãi
  • Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
  • Bài văn nghị luận Uống nước nhớ nguồn
  • Nghị luận Học, học nữa, học mãi

-------------------------------------------------

Trên đây là tài liệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 7 sách Chân trời sáng tạo. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.