Ôn tập học kì 2 lớp 9 môn hóa học
TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô bộ tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9. Tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 9 này giúp hệ thống kiến thức được học môn Hóa lớp 9, sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
A. Tóm tắt lý thuyết hóa 9 kì 2
Câu 1: Viết cấu tạo và nêu tính chất hóa học của metan (CH4), etilen (C2H4), axetilen (C2H2) và ben zen (C6H6)
CH4 |
C2H4 |
C2H2 |
|
Đặc điểm cấu tạo |
Có 4 liên kết đơn |
Có 1 liên kết đôi, trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học |
Có 1 liên kết ba, trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học |
Phản ứng đặc trưng |
Phản ứng thế với clo |
Phản ứng cộng với dd brom |
Phản ứng cộng với dd brom |
Phương trình |
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl |
C2H4 + Br2 → C2H4Br2 |
C2H2 + 2Br2 → C2H4Br4 |
Câu 2: Viết cấu tạo và nêu tính chất hóa học của rượu etylic (C2H5OH)
Phản ứng cháy
Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na
Thả mẩu natri vào cốc đựng rượu etylic, mẩu natri tan dần và có bọt khí thoát ra
2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2↑
Phản ứng với axit axetic
Đổ rượu etylic vào cốc đựng axit axetic với xúc tác H2SO4 đặc, tạo thành dung dịch đồng nhất. Đun nóng hỗn hợp một thời gian, trong ống nghiệm xuất hiện chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
etylic axit axetic etylaxetat
Câu 3: Viết cấu tạo và nêu tính chất hóa học của axit axetic (CH3COOH)
Công thức cấu tạo: CH3COOH trong công thức axit axetic có nhóm -COOH. Nhóm này làm cho phân tử có tính axit
Làm quì tím hóa đỏ.
Tác dụng với kim loại trước hiđro
2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn+ H2
Tác dụng với oxit bazơ
2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O
Tác dụng với bazơ
CH3COOH + NaOH → CH3COONa+ H2O
Tác dụng với muối (phản ứng trao đổi)
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
Tác dụng với rượu etyliC.
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
Câu 4: Viết phản ứng thủy phân chất béo?
Trong môi trường axit
(RCOO)3C3H5 + 3H2O → 3RCOOH + C3H5(OH)3
Trong môi trường kiềm
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Câu 5: Nêu tính chất hóa học của glucozơ.
Phản ứng oxi hóa (tráng gương)
C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
Lượng Ag sinh ra có màu sáng bạc, bám vào thành ống nghiệm phản ứng trên được dùng để tráng gương nên gọi là phản ứng tráng gương
=> ứng dụng của phản ứng này là dùng để tráng gương, tráng ruột phích
Phản ứng lên men rượu
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
Khi cho men rượu vào dung dịch glucozơ (30-32oC), glucozơ chuyển dần thành rượu etylic, giải phóng CO2.
B. Các dạng bài tập hóa 9 kì 2
Dạng 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học
Dạng 2. Nhận biết, phân biệt các hợp chất hữu cơ.
a. CH4, CO2, C2H4, C2H2
Dùng Ca(OH)2
+ CO2 phản ứng tạo kết tủa trắng.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
+ Còn lại ba khí CH4 và C2H4, C2H2
- Dùng dung dịch AgNO3/NH3
+ C2H2 phản ứng tạo kết tủa vàng.
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2↓ + 2NH4NO3
+ Còn lại hai khí CH4 và C2H4
- Dùng dung dịch nước brom
+ C2H4 phản ứng làm mất màu nước brom
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
+ Còn lại là khí CH4
- C3H4, SO2, C2H4, C2H6
+ Dùng Ca(OH)2
+ CO2 phản ứng tạo kết tủa trắng.
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Còn lại ba khí C3H4 và C2H4, C2H6
Dùng dung dịch AgNO3/NH3
C3H4 phản ứng tạo kết tủa vàng.
C3H4 + AgNO3 + NH3 → C3H3Ag + NH4NO3
Còn lại hai khí C2H4 và C2H6
Dùng dung dịch nước brom
C2H4 phản ứng làm mất màu nước brom
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
Còn lại là khí C2H6
b. CH4, C2H2, O2 và CO2
Trích dẫn các mẫu thử khí
Đưa tàn đóm đến 3 bình đựng.
Thấy tàn đóm bùng cháy là bình được O2
Sục các mẫu thử khí qua dd Ca(OH)2. 1 mẫu thử làm đục nước vôi trong là CO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Các mẫu thử còn lại thì không thấy hiện tượng gì
Sục tiếp các mẫu thử còn lại qua dd AgNO3 trong môi trường NH3. 1 mẫu thử làm xuất hiện kết tủa màu vàng là C2H2
C2H2 + Ag2O Ag2C2 + H2O
2 mẫu thử còn lại ko thấy hiện tượng gì
Sục 2 mẫu thử này qua dd Br2 dư.
Mẫu thử còn lại ko thấy hiện tượng gì cả là CH4
b. C2H2, CH4, C2H4, SO2, CO2
Trích các khí trên thành những mẫu thử nhỏ
Dẫn lần lượt các khí trên qua bình đựng dung dich nước vôi trong
+ 2 mẫu thử làm vẩn đục nước vôi trong là SO2 và CO2. (Nhóm I )
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO2 + CaOH)2 → CaSO3 + H2O
+ Các mẫu thử còn lại không có hiện tượng là C2H2, CH4, C2H4 (Nhóm II )
.Cho hai mẫu thử ở Nhóm I qua bình đựng dung dich nước Brom,
+ Mẫu thử nào làm nhạt màu nước Brom là SO2
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
+ Mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là CO2.
.Cho ba mẫu thử còn lại ở Nhóm II qua bình đựng dung dich nước Brom,
+ 2 mẫu thử làm nhạt màu dung dich Brom là C2H2 và C2H4
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
+ Mẫu thử nào không có hiện tượng gì là CH4
.Tiếp tục dẫn hai mẫu thử còn lại lần lượt qua bình đựng dung dich AgNO3 trong môi trường NH3
+ Mẫu thử nào thấy xuất hiện kết tủa vàng là C2H2
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2 + 2NH4NO3
+ Mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là C2H4
⇒Ta đã nhận ra được các chất trên.
Bài 2. Dùng phương pháp hóa học phân biệt các chất sau:
a. C6H6, C2H5OH, CH3COOH (benzen, rượu etylic, axit axetic)
Hướng dẫn giải chi tiết
Dùng quì tím
CH3COOH làm quì tím hóa đỏ.
Còn lại 2 chất là C6H6, C2H5OH
Dùng Na
C2H5OH phản ứng có khí bay ra
C2H5OH + Na →C2H5ONa + 1/2H2
Còn lại là C6H6
b. CH3COOH, C6H12O6, C12H22O11 ( Axit axetic, glucozơ, saccarozơ)
Dùng quì tím
CH3COOH làm quì tím hóa đỏ.
Còn lại 2 chất là C6H12O6, C12H22O11
Dùng dung dịch AgNO3/NH3
C6H12O6 phản ứng tạo kết tủa trắng.
C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
Còn lại là C12H22O11
c. Glucozơ, xenlulozơ, tinh bột.
Dùng dung dịch AgNO3/NH3
Glucozơ (C6H12O6 ) phản ứng tạo kết tủa trắng.
C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
Còn lại là tinh bột và xenlulozơ
Dùng dung dịch iot.
Chất nào tạo màu xanh đặc trưng là tinh bột
Chất còn lại là xenlulozơ
Dạng 3: Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ theo công thức đơn giản nhất
Bài 1: Hợp chất X có % khối lượng cacbon, hidro và oxi lần lượt bằng 81,08%, 8,1% và còn lại là oxi. Tìm CTPT của X biết MX = 148g/mol
Đáp án hướng dẫn giải
Ta có CTHH tổng quát hợp chất X: CxHyOz
%mO = 100 −81,08−8,1 = 10,82%
x : y : z = 81,08/12 : 8,1/1 : 10,82/16 = 10 : 12 : 1
=> CTDGN: C10H12O
MX = 148 g/mol
=>148n = 148 => n=1
CTPT: C10H12O
Bài 2: Hợp chất X có % khối lượng cacbon, hidro lần lượt là: 88,235%, 11,765%, biết tỉ khối của X so với không khí gần bằng 4,69. Tìm CTPT của X
Đáp án hướng dẫn giải
Ta có CTHH tổng quát hợp chất X: CxHy
x : y = 88,235/12 : 11,765/1 = 5 : 8
=>Công thức đơn giản nhất: C5H8
MX= 29.4,69 = 136g/mol
68n = 136 => n = 2 => CTPT: C10H16
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A (phân tử chỉ chứa C,H,O) thu được 0,44 gam khí CO2 và 0,18 g H2O. Thể tích hơi của 0,3 g chất A bằng thể tích của 0,16 g khí O2 (ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất). Xác định CTPT của A
Đáp án hướng dẫn giải
Xét hợp chất A có 0,3g A:
nA = nO2 = 0,005 mol => MA = 60
nCO2 = nC = 0,01 mol;
nH = 2nH2O = 0,02 mol
Vậy trong 1 mol A có số C = 0,01 : 0,005 = 2
Số H = 0,02 : 0,005 = 4
Vì A đốt cháy chỉ tạo CO2 và H2O nên A chỉ có C , H và có thể có O
CTTQ của A là C2H4On => MA = 28 + 16n = 60 => n = 2
Vậy A là C2H4O2
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g chất hữu cơ A, được 4,4 g CO2 và 1,8 g H2O
a) Xác định CTĐGN của chất A
b) Xác định CTPT chất A biết rằng nếu làm bay hơi 1,1 g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,4 g khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất.
Đáp án hướng dẫn giải
Ta có: nCO2 = 0,1 mol ⇒ mC = 0,1.12 = 1,2 (g)
nH2O = 0,1 mol ⇒ mH = 0,2 (g)
Ta có: mA > mC + mH
Vậy trong A có oxi
⇒ mO = mA− (mC + mH) = 0,8 (g)
Số mol oxi là: nO = 0,05 (mol)
Gọi công thức của chất hữu cơ A: CxHyOz
Khi đó: x : y : z = nC : nH : nO = 0,1 : 0,2 : 0,05 = 2 : 4 : 1
⇒ CTĐGN của A: C2H4O
b/ Ta có:
nA = nO2 = 0,4/32 = 0,0125 mol
⇒ MA = 1,1/0,0125 = 88
⇒ (12 + 4 + 32).n = 88 →n = 2
Vậy A là: C4H8O2
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,1 g chất hữu cơ A được 2,65 g Na2CO3, 1,35 g H2O và 1,68 lít CO2 (đktc). Xác định CTĐGN của chất A
Đáp án hướng dẫn giải
nH = 2nH2O = 1,35.218 = 0,15 (mol)
nCO2 = 1,68/22,4 = 0,075 (mol)
nNa2CO3 = 2,65/106 = 0,025 (mol)
⇒nNa = 2nNa2CO3 = 0,0 5(mol);
nC = nCO2 + nNa2CO3 =0,1 (mol)
⇒nO = (4,1−0,1.12 − 0,15− 0,05.23)/16 = 0,1 (mol)
nC:nH:nO:nNa = 0,1:0,15:0,1:0,05 = 2:3:2:1
→ CTĐGN: C2H3O2Na
Bài 6: Tìm CTPT của mỗi chất trong từng trường hợp sau:
1.1. Đốt cháy 0,6g một hợp chất hữu cơ A thu được 0,88g khí CO2 và 0,36g nước.
a. Hợp chất hữu cơ A được tạo bởi nguyên tố hóa học nào? Giải thích?
b. Xác định CTPT của hợp chất hữu cơ A? Biết PTK của A là 60 đ.v.C
1.2. Đốt cháy 7g chất hữu cơ B thì thu được 11,2 lít CO2 (đkc) và 9g H2O. Khối lượng riêng của B ở đkc là 1,25g/l
1.3. Đốt cháy hoàn toàn 10g chất hữu cơ C thu được 33,85g CO2 và 6,94g H2O. Tỷ khối hơi của C so với không khí là 2,69. ĐS: C2H4O2; C2H4; C6H6
Đáp án hướng dẫn giải
a) nCO2 = 0,88/44 =0,02 mol=>nC = 0,02mol
nH2O = 0,36/18 = 0,02 mol=>nH= 0,04 mol
mO = 0,6 − mC − mH= 0,32 g
=>A: C, H, O
b) nO = 0,32/16 = 0,02 mol
nC: nH: nO= 0,02: 0,04: 0,02= 1: 2: 1
=>CTĐGN: (CH2O)n = 60 => n = 2=> CTPT: C2H4O2
1.2
Ta có :
nCO2 = 11,2/22,4 = 0,5 (mol) → nC=0,5 (mol)
→mC = 0,5.12 = 6 (g)
nH2O = 9/18 = 0,5 (mol)→ nH = 0,5.2 =1 (mol)
→ mH = 1.1=1 (g)
→mC + mH = 6 + 1=7 (g)=mB
→ B gồm C,H
Lại có : MB =1,25.22,4 = 28 (g/mol)
Gọi CTTQ của hợp chất B là: CxHy
Ta có : x:y = 0,5:1=1:2
→ CTN:(CH2)n
Mà MB = 28 (g/mol) ⇔ (12 + 1.2).n = 28
⇔ 14n = 28
⇔ n = 2
→ CTPT của B là: C2H4
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn m(g) một Hydrocacbon A thì thu được 2,24 lít CO2 (đkc) và 3,6g H2O.
a. Tính m và % khối lượng các nguyên tố trong A?
b. Xác định CTN; CTPT của A biết
ĐS: 1,6g; 75%; 25%; CH4
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,9g một chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O người ta thu được 1,32g CO2 và 0,54g H2O. Khối lượng phân tử chất đó là 180đvC. Hãy xác định CTPT của chất hữu cơ nói trên? ĐS: C6H12O6
Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 5,2g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình H2SO4 đđ thì khối lượng bình tăng 1,8g và qua bình đựng nước vôi trong dư thì có 15g kết tủa. Xác định CTPT của A biết ĐS: C3H4O4
Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn một lượng Hydrocacbon A rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình một đựng H2SO4 đđ rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình một tăng 0,36g và bình hai có 2g kết tủa trắng.
a. Tính % khối lượng các nguyên tố trong A?
b. Xác định CTN và CTPT của A biết dA/KK = 0,965?
c. Nếu ta thay đổi thứ tự hai bình trên thì độ tăng khối lượng mỗi bình ra sao sau thí nghiệm?
ĐS: 85,71%; 14,29%; C2H4; tăng 1,24g và không đổi
Dạng 4: Xác định công thức phân tử dựa vào phản ứng
Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 100ml hơi chất (A) cần 250ml Oxy tạo ra 200ml CO2 và 200ml hơi nước. Tìm CTPT của (A) biết rằng các thể tích đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất? ĐS: C2H4O
Bài 12: Trộn 10ml Hydrocacbon A với 60ml O2 (dư) rồi đốt. Sau phản ứng làm lạnh thu được 40ml hỗn hợp khí, tiếp tục cho hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư thì còn 10ml khí. Tìm CTPT của A ? Biết rằng tất cả các thể tích đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. ĐS: C8H12
Bài 13: Đốt 200cm3 hơi một chất hữu cơ chứa C; H; O trong 900cm3 O2 (dư). Thể tích sau phản ứng là 1,3 lít sau đó cho nước ngưng tụ còn 700cm3 và sau khi cho qua dung dịch KOH còn 100cm3. Xác định CTPT của chất hữu cơ? Biết rằng các khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. ĐS: C3H6O
Bài 14: Chất hữu cơ X ở thể khí, khi đốt 1 lít khí X cần đúng 5 lít khí oxi. Sau pư thu được 3 lít khí CO2 và 4 lít hơi nước. Xác định CTPT của A. biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. ĐS:C3H8
Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol hợp chất hữu cơ X bằng 0,616 lít O2 (vừa đủ) thu được 1,344 lít hỗn hợp gồm CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp còn lại có thể tích là 0,56 lít và có tỉ khối so với hidro bằng 20,4. Thể tích các khí đo ở đktc. Xác định CTPT của X. ĐS: C2H7N
Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ (D) cần vừa đủ 14,4 gam oxi, thấy sinh ra 13,2 gam CO2 và 7,2 gam nước.
a. Tìm phân tử khối cuả (D).
b. Xác định công thức phân tử của (D). ĐS: 60, C3H8O
Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn 112 cm3 một hydrocacbon (A) là chất khí ở (đktc) rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình (I) đựng H2SO4 đậm đặc và bình (II) chứa KOH dư người ta thấy khối lượng bình (I) tăng 0,18 gam và khối lượng bình (II) tăng 0,44 gam.Xác định CTPT (A). ĐS: C2H2
Dạng 5: Tính toán theo phương trình hóa học
Hidrocacbon + Oxi
Bài 18: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam C2H4 trong không khí
- Viết phương trình phản ứng.
- Tính khối lượng các sản phẩm thu được
- Tính thể tích không khí cần dùng(đktc) biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
ĐS: 35,2g; 14,4g; 134,4 (l)
Bài 19: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lit CH4 trong không khí
- Viết phương trình phản ứng.
- Tính khối lượng các sản phẩm thu được
- Tính thể tích không khí cần dùng(đktc) biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
ĐS: 13,2g; 10,8g; 67,2 (l)
Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn 13,44 lit C2H2 trong không khí
- Viết phương trình phản ứng.
- Tính khối lượng các sản phẩm thu được
- Tính thể tích không khí cần dùng(đktc) biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
ĐS: 52,8g; 10,8g; 168 (l)
Để xem và tải tài liệu đầy đủ vui lòng ấn link TẢI VỀ phía dưới
...................................
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 9 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 9 trên TimDapAntổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.