Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 10

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 10 năm 2014 - 2015 trường THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Địa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn củng cố và chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho kì thi cuối năm sắp tới.

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Trường THPT Đào Duy Từ

Tổ: Sử - Địa - GDCD

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10

(Chương trình chuẩn năm học 2014 - 2015)

PHẦN I. KIẾN THỨC

A. ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

I. Kiến thức cơ bản

1. Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp

  • Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
  • Đặc điểm của ngành công nghiệp
    • Gồm hai giai đoạn
    • Tính chất tập trung cao độ
    • Phối hợp nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng
  • Phân loại: dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, chia thành 2 loại: CN nặng và CN nhẹ

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

  • Vị trí địa lí
  • Điều kiện tự nhiên
  • KT - XH

3. Địa lí các ngành công nghiệp

  • Công nghiệp năng lượng: khai thác than, khai thác dầu, điện lực: Vai trò, trữ lượng, sản lượng phân bố
  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm: Vai trò, đặc điểm, tình hình sản xuất và phân bố

4. Hình thức tổ chức lãnh thổ

  • Điểm công nghiệp
  • Khu công nghiệp
  • Trung tâm công nghiệp
  • Vùng công nghiệp.

II. Câu hỏi

1. Sản xuất công nghiệp có những đặc điểm gì?

2. Đặc điểm phân bố của công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện

3. Tại sao công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển còn công nghiệp điện lực lại phân bố chủ yếu ở các nước phát triển? Liên hệ ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ của Việt Nam?

4. Vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử-tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm?

5. Tại sao ở các nước đang phát triển lại phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm?

6. So sánh những đặc điểm của hình thức điểm công nghiệp với hình thức khu công nghiệp tập trung?

B. ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

I. Kiến thức cơ bản

1 Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ.

* Cơ cấu - Dịch vụ kinh doanh.

  • Dịch vụ tiêu dùng.
  • Dịch vụ công cộng.

* Vai trò: Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá, lịch sử và các thành tựu của khoa học.

* Đặc điểm và xu hướng phát triển :

  • Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ tăng nhanh.
  • Có sự cách biệt rất lớn về cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ giữa nước phát triển và đang phát triển.

* Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:

* Đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới:

  • Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
  • Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm dịch vụ lớn, có vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
  • Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hoá về một số loại dịch vụ.
  • Các trung tâm giao dịch, thương mại hình thành trong các thành phố lớn.

2. Vai trò và đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải

* Vai trò:

  • Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.
  • Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
  • Góp phần thực hiện các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế; tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước.
  • Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở nhũng vùng xa xôi.
  • Tăng cường sức mạnh quốc phòng.

* Đặc điểm:

  • Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá.
  • Chỉ tiêu đánh giá:
    • Khối lượng vận chuyển( số hành khách, số tấn hàng hoá).
    • Khối lượng luân chuyển(người.km; tấn/km).
    • Cự li vận chuyển trung bình (km).

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT:

  • Các điều kiện tự nhiên:
    • Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
    • Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình GTVT.
    • Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải.
  • Các điều kiện kinh tế- xã hội:
    • Sự ptriển và phân bố các ngành kinh tế quyết định sự priển, pbố hoạt động của GTVT.
    • Sự phân bố dân cư, đặc biệt các thành phố lớn, các chùm đô thị ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách.

3. Các ngành giao thông vận tải

* Ngành vận tải đường sắt.
* Ngành vận tải đường ô tô
* Ngành vận tải đường ống
* Ngành vận tải đường sông hồ.
* Ngành vận tải đường biển.
* Ngành vận tải đường hàng không.

  • Ưu điểm:
  • Nhược điểm:
  • Phân bố:

4. Địa lí ngành thương mại

* Khái niệm về thị trường:

  • Thị trường: Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán.
  • Hàng hóa: Là tất cả những gì có thể đem ra thị trường như vật tư , phát minh, sức lao động, dịch vụ...

Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.

  • Vật ngang giá:
  • Thị trường hoạt động theo quy luật cung, cầu:

* Ngành thương mại:

  • Vai trò:
    • Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
    • Điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng.
    • Giúp sản xuất mở rộng, phát triển.
    • Nội thương tạo sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
    • Ngọai thương tạo sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.
    • Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, với sự hình thành và phát triển của các ngành chuyên môn hóa, các vùng chuyên môn hóa. Chính trong quá trình đó các lợi thế của các vùng, cũng như của các nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn.
  • Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu:
    • Cán cân xuất nhập khẩu:

Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa gí trị xuất khẩu (X) và giá trị nhập khẩu (N).

Xuất siêu khi X > N.

Nhập siêu khi N > X.

  • Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu:

Các nước đang phát triển:

Xuất khẩu: Nguyên liệu khoáng sản, lâm sản, sản phẩm cây công nghiệp...

Nhập khẩu: Sản phẩm công nghiệp chế biến, máy công cụ, thiết bị toàn bộ, lương thực, thực phẩm...

Các nước phát triển: Ngược lại.

* Đặc điểm của thị trường thế giới:

  • Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất.
  • Ba khu vực có tỉ trọng buôn bán nội vùng và trên thế giới lớn nhất là châu Âu, châu Á và châu Mĩ.
  • Các trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Tây Âu, Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản.
  • Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp là các cường quốc về xuất nhập khẩu.

(Còn tiếp)

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm