Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2021
Tìm Đáp Án giới thiệu Đề cương ôn thi giữa kì 2 Vật lý lớp 7 trường THCS Sơn Định, Phú Yên năm 2020 - 2021. Tài liệu bao gồm trắc nghiệm và tự luận, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.
Để chuẩn bị tốt cho kì thi giữa kì 2 lớp 7, các em học sinh cần tham khảo đề cương của các môn thi để có thể lên kế hoạch ôn tập phù hợp, đúng trọng tâm kiến thức được học, từ đó tự tin bước vào kì thi chính thức của mình.
Xem thêm:
- Đề thi giữa kì 2 môn Vật lý 7 trường THCS Sơn Định năm 2020-2021
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý 7 trường THCS Mỹ Thọ năm học 2021-2022 Có đáp án
- Đề kiểm tra 45 phút giữa học kì 2 môn Vật lý 7 năm 2021-2022 Có đáp án
- Đề kiểm tra đánh giá giữa kỳ 2 môn Vật lý 7 trường THCS Sơn Định Có đáp án
- Đề khảo sát chất lượng học kì 2 môn Vật lý 7 Thị xã Nghi Sơn năm 2020-2021 Có đáp án
- Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Vật lý 7 trường THCS Phú Thịnh năm học 2021-2022 Có đáp án
- Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý 7 năm 2021-2022
PHÒNG GD&ĐT SƠN HÒA
TRƯỜNG TH&THCS SƠN ĐỊNH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II NH: 2020 – 2021
VẬT LÝ 7
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng
A. đẩy các vật khác
B. hút các vật khác
C. vừa hút vừa đẩy các vật khác
D. không hút, không đẩy các vật khác
Câu 2: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách
A. Cọ xát vật
B. Nhúng vật vào nước đá
C. Cho chạm vào nam châm
D. Nung nóng vật
Câu 3: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
A. lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra. B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
Câu 4: Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:
A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
C. những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.
Câu 5: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Câu 6: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Câu 7: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm.
B. Hạt nhân không mang điện tích.
C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện.
Câu 8: Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
A. vật b và c có điện tích cùng dấu
B. vật b và d có điện tích cùng dấu
C. vật a và c có điện tích cùng dấu
D. vật a và d có điện tích trái dấu
Câu 9: Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
A. Nhận thêm electron
B. Mất bớt electron
C. Mất bớt điện tích dương
D. Nhận thêm điện tích dương
Câu 10: Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
A. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.
B. vật nhận thêm một số electron.
C. vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.
D. vật nhận thêm một số điện tích dương.
Bài 11: Dòng điện là:
A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.
B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.
C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.
Bài 12: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy
B. Acquy
C. Bếp lửa
D. Đèn pin
Bài 13: Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
A. Quạt điện đang quay liên tục.
B. Bóng đèn điện đang phát.
C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện.
D. Rađio đang nó
Bài 14: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?
A. Một mảnh nilông đã được cọ xát.
B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.
D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.
Bài 15: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô
B. Một đoạn ruột bút chì
C. Một đoạn dây nhựa
D. Thanh thủy tinh
Bài 16: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện nào sử dụng nhiều nhất?
A. Sứ
B. Nhựa
C. Thủy tinh
D. Cao su
Bài 17: Các vật nào sau đây là vật cách điện?
A. Thủy tinh, cao su, gỗ
B. Sắt, đồng, nhôm
C. Nước muối, nước chanh
D. Vàng, bạc
Bài 18: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:
A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.
B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.
C. Dịch chuyển của các electron.
D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.
Tài liệu vẫn còn................
Mời các bạn tải về để xem toàn bộ Đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lý 7 trường THCS Sơn Định, Phú Yên năm 2020 - 2021. Mời các bạn học sinh tham khảo thêm các đề thi học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 7 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7
- Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 1
- Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Toán - Số 1
- Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Địa lý - Số 1
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2020 - 2021 có đáp án