Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo bao gồm tổng hợp lý thuyết cơ bản và các dạng bài tập kèm theo trong chương trình học giữa học kì 1 lớp 6 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức, rèn kỹ năng giải Khoa học tự nhiên chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao.
Ôn thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên năm 2023
1. Tóm tắt lý thuyết KHTN 6 CTST giữa học kì 1
1.1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Khoa học tự nhiên
- Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học. Người thực hiện là nhà khoa học.
- Môn Khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
- Chăm sóc sức khỏe con người.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
- Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
- Hóa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
- Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường.
- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.
- Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
1.2. VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG
- Vật sống có các dấu hiệu sống:
+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Sinh vật lấy thức ăn, chất dinh dưỡng, nước từ môi trường để tích lũy và chuyển hóa năng lượng nuôi sống cơ thể, đồng thời thải chất thải ra môi trường.
+ Sinh trưởng, phát triển: Sinh vật lớn lên, tăng trưởng về kích thước và hình thành các bộ phận mới.
+ Vận động: Sinh vật di chuyển (động vật), trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường… để sinh trưởng và phát triển.
+ Cảm ứng: Sinh vật phản ứng lại tác động của môi trường.
+ Sinh sản: Sinh vật sinh sản để duy trì nòi giống.
- Vật không sống không có các dấu hiệu sống.
1.3. QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI HỌC TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
- Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,… để thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành.
- Nội quy thực hành:
+ Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
+ Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.
+ Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm.
+ Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
+ Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị.
+ Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành.
+ Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
+ Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc hóa chất.
Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành giúp chúng ta chủ động phòng tránh và giảm thiểu các nguy hiểm.
- Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết.
Giới thiệu một số dụng cụ đo
- Dụng cụ đo là các dụng cụ dùng để đo các đại lượng vật lí của một vật thể (kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ,…)
- Cần chọn dụng cụ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với vật cần đo và phải tuân thủ quy tắc đo của dụng cụ đó.
Kính lúp và kính hiển vi quang học
- Kính lúp:
+ Cấu tạo: Mặt kính, khung kính, tay cầm (giá đỡ).
+ Cách sử dụng: Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.
- Kính hiển vi: Độ phóng đại 40-3000 lần.
+ Cấu tạo: 4 hệ thống chính là giá đỡ, phóng đại, chiếu sáng và điều chỉnh.
+ Cách sử dụng;
Bước 1: Chuẩn bị kính.
Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng.
Bước 3: Quan sát mẫu vật bằng cách đặt tiêu bản lên mâm kính, điều chỉnh ốc sơ cấp và vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong.
1.4. PHÉP ĐO
a. Đo chiều dài
- Giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài của các vật. Vì vậy, chúng ta cần đo chiều dài để biết chính xác chiều dài của các vật.
- Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét, kí hiệu là m.
- Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Tùy vào vật cần đo và mục đích sử dụng, thước đo chiều dài có nhiều loại như: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẹp, …
- Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN:
+ GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
b. Đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam, kí hiệu là kg.
- Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau như: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân tiểu li,…
Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo
Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp
Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo
Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vào móc cân
Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
c. Đo thời gian
Đơn vị và dụng cụ đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây, kí hiệu là s.
- Các ước số và bội số của đơn vị giây ta thường gặp là: giờ, phút, ngày, tuần, tháng,…
- Quy đổi đơn vị thời gian:
1 phút = 60 giây
1 giờ = 60 phút
1 ngày = 24 giờ
- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau như: đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, …
Thực hành đo thời gian
Khi đo thời gian của một hoạt động ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo
Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp
Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo
Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ
Bước 5: Đọc và ghi kết quả
d. Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ
Nhiệt độ và nhiệt kế
- Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C, kí hiệu là 0C.
- Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin, kí hiệu là K.
- Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại, …
- Nhiệt kế có cấu tạo gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ.
- Người ta dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng để chế tạo nhiệt kế.
Thang nhiệt độ
Trong thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C.
Thực hành đo nhiệt độ
Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo
Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp
Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo
Bước 4: Thực hiện phép đo
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo
1.5. SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Sự đa dạng của chất
- Những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể
- Mỗi vật thể được tạo nên từ 1 hay nhiều chất
- Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên
- Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống
- Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống
- Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống
- Chất tồn tại ở 3 thể cơ bản: rắn, lỏng, khí (hơi)
Đặc điểm
Thể |
Độ liên kết các hạt |
Độ xác định của hình dạng và thể tích |
Khả năng bị nén |
Rắn |
Các hạt liên kết chặt chẽ |
Hình dạng và thể tích xác định |
Rất khó bị nén |
Lỏng |
Các hạt liên kết không chặt chẽ |
Hình dạng không xác định, thể tích xác định |
Khó bị nén |
Khí |
Các hạt chuyển động tự do |
Hình dạng và thể tích không xác định |
Dễ bị nén |
2. Bài tập ôn tập giữa kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo
2.1 Trắc nghiệm
Câu 1: Hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Chơi đá bóng.
B. Cấy lúa
C. Đánh đàn
D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm.
Câu 2: Khi quan sát gân lá cây ta nên chọn loại kính nào?
A. Kinh có độ.
B. Kính lúp.
C. Kính hiển vi.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.
Câu 3: Độ chia nhỏ nhất của thước là:
A. Giá trị cuối cùng trên thước.
B. Giá trị nhỏ nhất trên thước.
C. Chiều dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước.
D. Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 4: Nhiệt độ của nước đá đang tan theo thang nhiệt độ Celsius là?
A. 100oC
B. 0oC
C. 273K
D. 373K
Câu 5: Hiện tượng vật lý là
A. Đốt que diêm
B. Nước sôi
C. Cửa sắt bị gỉ
D. Nung đá vôi thành vôi sống.
Câu 6: Sự nóng chảy là
A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
B. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 7: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Oxygen.
B. Hydrogen.
C. Nitrogen.
D. Carbon dioxide.
Câu 8: An ninh năng lượng là?
A. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ
B. Sự đảm bảo đầy đủ nặng lượng dưới một dạng duy nhất
C. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch, giá cao
D. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành cao.
Câu 9: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Lúa mạch.
B. Ngô.
C. Mía.
D. Lúa.
Câu 10: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
A. Bột canh
B. Nước khoáng.
C. Sodium chioride.
D. Nước biển.
Câu 11: Vật nào sau đây gọi là vật không sống?
A. Con ong B. Vi khuẩn C. Than củi D. Cây cam
Câu 12: Để phân biệt vật sống với vật không sống cần dựa vào những đặc điểm nào sau đây?
I. Khả năng chuyển động.
II. Khả năng trao đổi chất.
III. Khả năng lớn lên.
IV. Khả năng sinh sản.
A. II, III, IV. C. I, II, III.
B. I, II, IV. D. I, III, IV.
Câu 13: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Con lật đật C. Chiếc bút chì
B. Cây thước kẻ D. Quả dưa hấu
Câu 14: Mũi tên đang chỉ vào phần nào của tế bào?
A. Chất tế bào C. Nhân tế bào
B. Thành tế bào D. Màng tế bào
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem trọn bộ
............................
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu Khoa học tự nhiên 6 CTST và các đề thi giữa kì 1 lớp 6 với đầy đủ các môn trên TimDapAnnhé.