TimDapAngiới thiệu Đề cương ôn thi giữa kì 1 lớp 9 môn Giáo dục công dân năm học 2023 - 2024 bao gồm lý thuyết cơ bản kèm bộ câu hỏi ôn tập GDCD 9 có đáp án đi kèm cho các em tham khảo, luyện tập. Đây là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kì thi, cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ tài liệu.

1. Lý thuyết

1.1. Nội dung ôn tập

- Chí công vô tư.

- Tự chủ.

- Dân chủ và kỉ luật.

- Bảo vệ hòa bình.

- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

- Hợp tác cùng phát triển.

1.2. Yêu cầu

- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản.

- Biết vận dụng kiến thức để so sánh, đánh giá các hành vi, việc làm có đạo đức hoặc không có đạo đức.

- Có kĩ năng trình bày lưu loát, khoa học theo đặc trưng môn GDCD.

1.3. Câu hỏi tự luận

Câu 1. Các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh có ý nghĩa như thế nào? Hãy kể một số hoạt động bảo vệ hoà bình mà em biết.

Câu 2.

Tình huống: Để chuẩn bị đại hội chi đội, các bạn trong ban chỉ huy chi đội tổ chức một cuộc họp để chuẩn bị công tác tổ chức và nhân sự. Đến phần ứng cử và đề cử các bạn đội viên có năng lực vào ban chỉ huy chi đội, bạn L chi đội trưởng nói: “Thôi, phần này chúng ta không đề cử hay ứng cử nữa mà tôi sẽ tham khảo ý kiến cô chủ nhiệm rồi chỉ định luôn, vì nếu các bạn đề cử sẽ không tập trung và mất thời gian”.

Câu hỏi:

1. Em có tán thành việc làm của bạn chi đội trưởng không? Vì sao?

2. Nếu có mặt trong cuộc họp ấy, em sẽ có ý kiến như thế nào?

Câu 3. Vì sao chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình? Bản thân em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu hòa bình? (nêu ít nhất 4 việc có thể làm)

Câu 4. Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài "Bảo vệ hòa bình"?

Là học sinh lớp 9, em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình?

Câu 5. Cho tình huống sau: Bao giờ T cũng tự mình học bài, làm bài, gặp bài khó thì đào sâu suy nghĩ, cố gắng tự mình tìm cách làm. Còn L thì ngược lại, học bài lớt phớt, không kĩ, gặp bài khó thì chưa suy nghĩ đã hỏi người khác, nhờ người khác làm hộ.

Câu hỏi:

1. Em có ý kiến gì về thái độ, thói quen trong cách học tập của T và L?

2. Em liên hệ với cách học tập của bản thân mình?

Câu 6. Bạn H học cùng lớp với em, là người giao du rộng. Một hôm, bạn rủ em đến quán cà phê, bạn ấy bật mí cho em: “Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, phiêu lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng, không phải là heroin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”.

Em sẽ làm gì cho phù hợp trong trường hợp này? Vì sao em lại làm như vậy?

2. Đề thi minh hoạ

Phần I: Trắc nghiệm (3,0đ)

Câu 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào thể hiện chí công vô tư?

A. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.

B. Chí công vô tư thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

C. Chỉ những người có chức quyền mới cần phải chí công vô tư.

D. Còn nhỏ không cần chí công vô tư.

Câu 2: Theo em chí công vô tư mang lại lợi ích

A. cho tập thể và cộng đồng xã hội.

B. cho cá nhân.

C. cho gia đình.

D. cho một nhóm người.

Câu 3: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ?

A. Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống

B. Hoang mang, dao động trước khó khăn

C. Nóng nảy, vội vàng

D. Bị lôi kéo, dụ dỗ vào việc xấu.

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện dân chủ?

A. Không đóng góp ý kiến trong các cuộc họp của lớp

B. Nói tự do trong giờ sinh hoạt lớp

C. Tích cực phát biểu ý kiến trong buổi Đại hội chi đội

D. Không quan tâm đến công việc chung

Câu 5: Kỉ luật là

A. quy định chung của cộng đồng.

B. quy định của tổ chức xã hội.

C. quy định của Nhà nước.

D. những quy định chung của cộng đồng, của tổ chức xã hội.

Câu 6: Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là

A. mối quan hệ hai chiều

B. mối quan hệ một chiều

C. mối quan hệ tốt đẹp

D. mối quan hệ đối nghịch

Câu 7: Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

A. Nói chuyện riêng trong giờ học

B. Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ, chú ý nghe giảng bài

C. Không mặc đồng phục theo quy định của nhà trường

D. Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày?

A. Biết lắng nghe người khác.

B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

C. Học hỏi những điều hay của người khác.

D. Giao lưu với thanh niên quốc tế.

Câu 9: Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của Việt Nam

A. là cuộc chiến tranh chính nghĩa.

B. là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

C. là cuộc chiến tranh chống khủng bố.

D. là cuộc chiến tranh lạnh.

Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc?

A. Kì thị với người nước ngoài

B. Chế nhạo ngôn ngữ của người nước ngoài

C. Chế nhạo trang phục của người nước ngoài

D. Tôn trọng những nét văn hóa truyền thống của người nước ngoài.

Câu 11: Cầu Mĩ Thuận là biểu tượng của sự hợp tác giữa Việt Nam với nước nào dưới đây?

A. Việt Nam – Mĩ

B. Việt Nam – Nhật Bản

C. Việt Nam – Ô-xtray-li-a

D. Việt Nam – Pháp.

Câu 12: Thế nào là hợp tác cùng phát triển?

A. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau

B. Là vì mục đích riêng

C. Là sự đoàn kết, thống nhất

D. Là dựa trên sự bình đẳng.

Phần II: Tự luận (7,0đ)

Câu 1 (4,0đ): Thế nào là dân chủ và kỉ luật? lấy ví dụ dân chủ và kỉ luật? Vì sao nói dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể?

Câu 2 (3,0đ): Tình huống :

Chủ nhật, H được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo đúng mốt, bộ nào H cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.

a. Em hãy nhận xét việc làm của H?

b. Nếu em là H, em sẽ sử sự như thế nào trong tình huống đó ?

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm (3,0đ)

Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

A

A

C

D

A

B

B

A

D

C

A

* Phần II: Tự luận (7,0đ)

Câu 1:

- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

VD:

- Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.

VD:

- Nhận định: “Dân chủ và kỷ là sức mạnh của tập thể” là hoàn toàn đúng vì:

- Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra những hoạt động công khai để mọi người được biết, được bàn, được góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể.

- Kỷ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động, là điều kiện cho dân chủ hoạt động có hiệu quả.

- Vì vậy thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cao về ý chí, nhận thức và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

Câu 2: HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau :

a. Việc làm của H biểu hiện là người không có tính tự chủ, đúng ra H nên chọn một bộ, đằng này bộ nào H cũng thích, vì vậy hành vi của H làm mẹ bực mình.

b. Nếu em là H, em sẽ không làm như vậy, em chỉ chọn một bộ quần áo, vì như vậy mới thể hiện là người có tính tự chủ.

...............................

Để đạt điểm cao trong kì thi giữa kì 1 sắp tới, các em học sinh cần thực hành luyện đề để có thể làm quen với nhiều dạng đề thi và nắm được cấu trúc thường có trong đề. Nhằm mang đến cho các em học sinh nguồn tài liệu hữu ích ôn thi giữa kì 1, TimDapAngiới thiệu chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 9 với đầy đủ các môn, giúp các em ôn luyện trước kì thi, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.