Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử 7 có đáp án năm học 2021 - 2022 do TimDapAntổng hợp và đăng tải. Tài liệu bao gồm 3 đề kiểm tra Sử 7 học kì 2 khác nhau, có đáp án và ma trận. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra HK2 Sử 7 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 3 đề và đáp án trong bộ đề của chúng tôi.
Đề thi lịch sử lớp 7 cuối học kì 2
1. Đề thi Lịch sử cuối kì 2 lớp 7 Số 1
I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM)
Câu 1: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?
A. Lên ngôi năm 1428 - tên nước là Đại Việt.
B. Lên ngôi năm 1428 - tên nước là Đại Nam.
C. Lên ngôi năm 1427 - tên nước là Việt Nam.
D. Lên ngôi năm 1427 - tên nước là Nam Việt.
Câu 2: Bộ “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Nhân Tông.
C. Lê Thánh Tông.
D. Lê Thái Tông.
Câu 3: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?
A. Được xem như quốc giáo.
B. Được nhà nước phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
C. Không hề được quan tâm.
D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
Câu 4: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?
A. Năm 1778.
B. Năm 1788.
C. Năm 1789.
D. Năm 1790.
Câu 5: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa?
A. Sầm Nghi Đống..
B. Hứa Thế Hanh.
C. Tôn Sĩ Nghị.
D. Càn Long.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhà Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?
A. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.
B. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.
C. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực.
D. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
Câu 7: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?
A. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng.
B. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long.
C. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị.
D. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức.
Câu 8: Những năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước ra bao nhiêu tỉnh?
A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
B. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
II. TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm): Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ?
Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy cho biết ai là người có đóng góp quan trọng trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ? Vì sao chữ Quốc ngữ ra đời và trở thành chữ viết chính thức của dân tộc ta?
Câu 3 (1,5 điểm): Em hãy cho biết chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với những nước phương Tây được thể hiện như thế nào?
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sử
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Mỗi câu đúng, HS được 0.5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
C |
B |
C |
A |
D |
B |
C |
II. TỰ LUẬN: ( 6 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Nhận xét tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ: - Nhà nước quan tâm đến giáo dục, đến việc đào tạo nhân tài - Nhà nước lấy giáo dục, khoa cử làm phương thức chủ yếu tuyển dụng quan lại - Nhà nước có nhiều hình thức khuyến khích, động viên mọi người học tập, thi cử như: ai học đều được thi, lập bia, khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá, những người đỗ cao đều được tuyển dụng vào làm quan. → Nhờ có những chính sách trên mà tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ phát triển mạnh mẽ hơn so với các thời kì Lê sơ phát triển mạnh hơn so với các thời kì trước đó |
0,5 0,5
0,5
0,5 |
2
|
Người có đóng góp quan trọng trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ: - Giáo sĩ A-lếc-xăng- đơ Rốt Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ: - Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở lên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La- tinh để ghi âm Tiếng Việt. - Trải qua một quá trình lâu dài , với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lếc-xăng- đơ -Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ- Latinh.→ Chữ Quốc ngữ ra đời Chữ cái La- tinh ghi âm Tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì: - Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện. - Chữ Quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.
|
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 |
3
|
Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với các nước phương Tây được thể hiện: - Nhà Nguyễn thu hẹp dần các hoạt động của thương nhân phương Tây mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. - Về sau, Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” |
1
0,5 |
2. Đề thi Lịch sử cuối kì 2 lớp 7 Số 2
PHÒNG GD&ĐT LỆ THUỶ TRƯỜNG THCS HOA THỦY
|
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC................ MÔN THI: Lịch sử Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
Đề B:
PHẦN I: PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3.0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở
A. Chi Lăng
B. Vạn Kiếp
C. Lũng Nhai
D. Chí Linh
Câu 2: Người viết “Bình ngô đại cáo” là
A. Nguyễn Trãi
B. lê Lợi
C. Lê Lai
D. Trần Nguyên Hãn
Câu 3: Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức theo chế độ
A. Quân lính tinh nhuệ không cốt đông
B. Ngụ binh ư nông
C. Kỉ luật là sức mạnh
D. Tinh nhuệ hiện đại
Câu 4: Thời Lê Sơ chiếm vị trí độc tôn trong học tập, thi cử và tín ngưỡng là
A. Nho giáo
B. Phật giáo
C. Đạo giáo
D. Thiên chúa giáo
Câu 5. Chữ Quốc ngữ ra đời vào thế kỉ
A. TK XVI.
B. TK XVII.
C. TK XVIII.
D. TK XIX.
Câu 6. Chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ vào năm?
A. 1773.
B. 1774.
C. 1777.
D. 1778
Câu 7. Nơi Nguyễn Huệ đã chọn làm trận địa đánh quân xâm lược Xiêm
A. Sông Bạch Đằng
B. Sông Như Nguyệt
C. Rạch Gầm-Xoài Mút
D. Chi Lăng –Xương Giang.
Câu 8. Năm 1789, Vua Quang Trung tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân
A. Minh
B. Thanh
C. Nguyên - Mông.
D. Tống.
Câu 9: Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm mấy đạo
A. 3 đạo
B. 4 đạo
C. 5 đạo
D. 6 đạo
Câu 10: Căn cứ Tây Sơn hạ đạo thuộc
A. Lam Sơn, Thanh Hóa
B. Tây Sơn, Bình Định
C. An Khê, Gia Lai
D. Phú Xuân, Huế
Câu 11: Nhà Nguyễn thành lập
A. Năm 1802
B. 1803
C. 1804
D. 1805
Câu 12: Những năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước thành
A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc
B. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc
C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc
D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc
PHẦN II: PHẦN TỰ LUẬN. (7.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nghệ thuật ở nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nữa đầu thế kỉ XIX có những gì đặc sắc so với các thế kỉ trước?
Câu 2: (3 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Câu 3: ( 2 điểm) Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789.
Đáp án đề thi học kì 2 Sử 7
PHẦN I: PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (3.0 điểm)
Mỗi đáp án đúng đạt 0.25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
A |
B |
A |
B |
C |
C |
B |
C |
B |
A |
C |
PHẦN II: PHẦN TỰ LUẬN. (7.0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1. (2.0 điểm)
|
* Nghệ thuật ở nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nữa đầu thế kỉ XIX có những đặc sắc so với các thế kỉ trước: + Văn nghệ dân gian phát triển phong phú như chèo, tuồng, quan họ, hát lí, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng...được phổ biến khắp nơi + Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước như tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu…,nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). + Các công trình kiến trúc nổi tiếng như chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội); đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh); cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế; Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội)… + Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng bấy giờ thể hiện tài năng bậc thấy của các nghệ nhân nước ta như: 18 tượng vị tổ La Hán ở chùa Tây Phương; 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc đặc sắc khác ở cung điện Huế,… |
0.5
0.5
0.5
0.5
|
Câu 2. (3.0 điểm)
|
* Nguyên nhân thắng lợi: - Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của kẻ thù xâm lược - Tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc và truyền thống yêu nước cao cả của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. - Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII. * Ý nghĩa lịch sử: - Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê - Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh - Bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. |
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25 0.25 0.25 |
Câu 3. (2.0 điểm)
|
* Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789. - Xây dựng căn cứ, tập hợp lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa - Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê. - Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước. - Đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh. - Bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. |
0.5
0.25 0.25 0.25
0.5 0.25 |
3. Đề thi Lịch sử cuối kì 2 lớp 7 Số 3
MA TRẬN ĐỀ THI
Cấp độ
Tên chủ đề (chương,bài…) |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|||
Vận dụng Vận dụng cao |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
1. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. |
Chúa Nguyễn khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp. |
|
Tư tưởng tôn giáo ở các thế kỉ XVI-XVIII. |
|
|
|
|
Số câu : số điểm: Tỉ lệ: |
SC: 1c SĐ:0,25 đ TL:2,5% |
|
SC: 1c SĐ:0,25 đ TL:2,5% |
|
|
|
Số câu :2 sốđiểm:0,5 Tỉ lệ:5% |
2. Phong trào Tây Sơn. |
-Nguyễn Huệ đánh bại quân Xiêm.
|
Quang Trung đại phá quân Thanh 1789. |
Quang Trung đại phá quân Thanh 1789. |
|
|
Giải thích được vì sao Quang Trung tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu. |
|
Số câu : số điểm: Tỉ lệ: |
SC: 1c SĐ:0,25 đ TL:2,5% |
SC: 1/2c SĐ:2 đ TL:20% |
SC: 3c SĐ:0,75 đ TL:7,5% |
|
|
SC: 1/2c SĐ:2 đ TL:20% |
Số câu :5 sốđiểm:5 Tỉ lệ:50% |
Số câu : số điểm: Tỉ lệ: |
|
|
|
|
|
|
|
3. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn. |
Nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long. |
Nhà Nguyễn lập lại chế độ PK tập quyền.
|
|
|
Kết nối các sự kiện lịch sử. |
|
|
Số câu : số điểm: Tỉ lệ: |
SC: 1c SĐ:0,25 đ TL:2,5% |
SC: 2c SĐ:3,25 đ TL:32,5% |
|
|
SC:1c SĐ:1đ TL:10% |
|
Số câu :4 số điểm:4,5 Tỉ lệ:45% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ |
SC: 4c SĐ:1đ TL:10% |
SC: 3,5c SĐ:6,25đ TL:62,5% |
SC: 3c SĐ:0,75đ TL:7,5% |
|
SC: 1c SĐ:1đ TL:10% |
SC: 1/2c SĐ:2đ TL:20% |
T.Số câu :11 Tsố điểm:10 Tỉ lệ:100% |
PHÒNG GD & ĐT PHÚ QUỐC ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022
TRƯỜNG TH & THCS BÃI THƠM MÔN: LỊCH SỬ 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Từ câu 1 đến câu 9 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu 1: Ở Đàng trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để:
A. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân.
B. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị.
C. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai.
D. củng cố cơ sở cát cứ.
Câu 2: Ở các thế kỷ XVI – XVII, tư tưởng, tôn giáo nào vẫn được chính quyền đề cao?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 3. Nơi Nguyễn Huệ đã chọn làm trận địa đánh quân xâm lược Xiêm là:
A. Sông Bạch Đằng
C. Rạch Gầm-Xoài Mút
B. Sông Như Nguyệt
D. Chi Lăng –Xương Giang.
Câu 4. Trong 5 ngày đêm ,Quang Trung đã quét sạch ……quân Thanh.
A. 26 vạn
B. 27 vạn
C. 28 vạn
D. 29 vạn.
Câu 5: Vua Quang Trung dung chữ gì để làm chữ viết chính thức cho đất nước?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Nôm và chữ Hán.
D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 6. Để khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, vua Quang Trung đã ban hành:
A. Chiếu khuyến khích kinh tế.
B. Chiếu phát triển đất nước.
C. Chiếu khuyến nông.
D. Chiếu lập học.
Câu 7. Năm 1815, nhà Nguyễn đã ban hành luật
A. Hồng Đức
B. Gia Long
C. Hình luật
D. Hình thư.
Câu 8. Điền vào chỗ chấm:
Dưới thời Nguyễn ,nước ta chia làm …………….
A. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
C. 31 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
B. 32 tỉnh và một phủ trực thuộc.
D.33 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
Câu 9: Nối thời gian cột A với sự kiện cột B sao cho phù hợp.
Cột A |
Ghép nối |
Cột B |
1. Hạ thành Quy Nhơn |
1 với… 2 với… 3 với… 4 với… |
A. 1777. |
2. Lật đỗ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong |
B. 1773. |
|
3. Đánh tan quân xâm lược Xiêm |
C. 1789. |
|
4. Đánh tan quân xâm lược Thanh |
D. 1785. |
B.TỰ LUẬN : (7điểm)
Câu 1. (4 điểm) Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) như thế nào? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu?
Câu 2. (3 điểm) Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm):
Câu |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 9 |
Đáp án |
D |
A |
C |
D |
|
Câu |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
1B, 2A, 3D, 4C |
Đáp án |
B |
C |
B |
A |
B/ Tự luận: (7điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (4đ) |
*Vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh (năm 1789): - Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc. - Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân và mở cuộc duyệt binh lớn. - Đến Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ. - Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến quân ra Bắc. - Đêm 30 Tết, quân ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. - Đêm mùng 3 Tết, quân ta tấn công đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới. - Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại. - Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung tiến vào Thăng Long. * Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ dậu vì: - Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch,khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng. |
0,25
0,25
0,25
0,25 0,25 0,25
0,25
0,25
0,5
1,5 |
Câu 2 (3đ)
|
- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô. - Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế. - Năm 1815, Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). - Năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc. - Nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau để củng cố quân đội. - Ngoại giao: Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc của các nước phương Tây. |
0,5 0,5 0,5
0,5
0,5
0,5 |
Còn nữa........ Các bạn vui lòng tải về để xem toàn bộ 3 đề thi và đáp án trong bộ đề kiểm tra HK2 Sử 7 năm 2021.
Để có thể đạt điểm cao trong kì thi học kì 2, việc thực hành giải các đề thi học kì 2 lớp 7 cũng rất cần thiết, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, tập kiểm soát thời gian, từ đó tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức của mình. Các em có thể thông qua chuyên mục đề thi học kì 2 lớp 7 trên TimDapAnđể có thể luyện giải các đề khác nhau. Tài liệu được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng, bám sát nội dung được học trong sách giáo khoa, giúp các em làm quen với cấu trúc và nhiều dạng đề thi khác nhau.
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử 7 có đáp án năm học 2020 - 2021. Hy vọng thông qua việc thực hành làm các đề thi Lịch sử 7 học kì 2, các em học sinh sẽ hệ thống lại kiến thức đã học một cách bài bản nhất, từ đó các em sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn, tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức của mình.
Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo thêm giải bài tập Lịch sử 7, tập bản đồ Lịch sử 7,.... được TimDapAnbiên soạn kỹ lưỡng, chi tiết hỗ trợ chương trình học lớp 7.
Mời các bạn tham khảo thêm:
- Đề thi học kì 2 Lịch sử 7 trường THCS Hoa Thủy, Quảng Bình năm học 2020 - 2021
- Đề thi học kì 2 Lịch sử 7 trường THCS Hòa Chính, Hà Nội năm 2020 - 2021
- Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử trường THCS Bãi Thơm, Kiên Giang năm 2020 - 2021
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.