Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2021 - 2022 theo Thông tư 22. Đề thi được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc các đề thi bao gồm đáp án chi tiết và bảng ma trận kèm theo chuẩn TT 22 giúp các em học sinh ôn luyện củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5 đạt kết quả cao. Sau đây mời các em cùng tham khảo.

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 2 Số 1

A. Phần đọc

I- Đọc thành tiếng (3 điểm)

Đề 1: Thái sư Trần Thủ Độ (TV5 - tập 2 - trang 15).

Đọc đoạn "Trần Thủ Độ ....thưởng cho."

Câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

Đề 2: Trí dũng song toàn (TV5 - tập 2 - trang 25).

Đọc đoạn "Mùa đông năm 1637,...đền mạng Liễu Thăng."

Câu hỏi: Sứ thần Giang Văn Minh đã làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ "góp giỗ Liễu Thăng"?

Đề 3: Cao Bằng (TV5 - tập 2 - trang 41).

Câu hỏi: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

Đề 4: Phân xử tài tình (TV5 - tập 2 - trang 46).

Đọc đoạn "Xưa có ... cúi đầu nhận tội."

Câu hỏi: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?

Đề 5: Luật tục xưa của người Ê - đê (TV5 - tập 2 - trang 56).

Đọc đoạn: Về các tội.

Câu hỏi: Kể những việc mà người Ê - đê xem là có tội.

Đề 6: Hộp thư mật (TV5 - tập 2 - trang 62).

Đọc đoạn: "Người đặt hộp thư ... chỉ cách anh ba bước chân."

Câu hỏi: Qua những vật hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?

Đề 7: Phong cảnh đền Hùng (TV5 - tập 2 - trang 68).

Đọc đoạn: "Lăng của các vua Hùng ...thờ 18 chi vua Hùng."

Câu hỏi: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.

Đề 8: Nghĩa thầy trò (TV5 - tập 2 - trang 79).

Đọc đoạn: "Từ sáng sớm ...đến tạ ơn thầy."

Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.

Đề 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (TV5 - tập 2 - trang 83).

Đọc đoạn: "Hội thi bắt đầu ...người xem hội."

Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.

Đề 10: Tranh làng Hồ (TV5 - tập 2 - trang 88).

Đọc đoạn: "Kĩ thuật tranh làng Hồ ...người trong tranh."

Câu hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

II- Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Câu 1: (0,5 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Những ngày giá rét, Bạch Dương mẹ ......................................................... che mưa, che gió cho con.

Câu 2: (0,5 điểm) Bạch Dương mẹ đã chăm sóc con chu đáo như thế nào?

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Những ngày giá rét, Bạch Dương mẹ xoè cành, xoè lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, Bạch Dương mẹ lại xoè bóng mát che nắng, bảo vệ con mình.

B. Ba cây Bạch Dương con lớn nhanh, vui tươi nhờ có mẹ chăm sóc.

C. Cây Bạch Dương mẹ làm cho các con chẳng biết thế nào là lo sợ cả.

Câu 3: (1 điểm) Chi tiết nào về tình yêu con của Bạch Dương Mẹ làm em xúc động nhất? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con mình.

B. Khi ngã, Bạch Dương mẹ vẫn cố thì thầm: “ Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu. Tia sét không đánh nổi trái tim mẹ, trái tim mẹ vẫn còn nguyên lành. Thân cây bị đổ của mẹ sẽ bị rêu cỏ phủ đầy nhưng trái tim mẹ thì không bao giờ ngừng đập, không bao giờ...”.

C. Không một phút nào mẹ quên xoè cành ôm chặt các con.

Câu 4: (1 điểm) Nếu là ba cây Bạch Dương Con, em sẽ nói gì với Bạch Dương Mẹ.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5: (1 điểm) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

.....…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: (1 điểm) Tìm và viết lại các từ láy có trong đoạn văn sau:

Sấm sét đùng đùng, chớp giật chớp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương Con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương Mẹ xoè cành ôm ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “ Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà! ”.

.....................................................................................................................................

Câu 7: (0,5 điểm) Từ “trái tim” trong bài được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Nghĩa gốc.

B. Nghĩa chuyển

Câu 8: (0,5 điểm) Cặp quan hệ từ trong câu văn: “Mặc dù mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững.”? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

A. Nguyên nhân - kết quả

B. Điều kiện - kết quả

C. Tương phản

D. Tăng tiến

Câu 9: (1 điểm) Cho câu văn: “Các con đừng sợ, mẹ không bỏ các con đâu.”.

a. Phân tích cấu tạo câu trên.

b. Xét theo cấu tạo, câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

B. Phần viết

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) (20 phút)

Màu xanh quê hương

Ở đây là một thế giới màu xanh. Bầu trời xanh mênh mông. Dòng sông Đáy hiền hòa trong xanh. Cánh đồng màu xanh trải rộng ra bốn phía chân trời. Những nương ngô xanh mơn mởn, những bãi lạc xanh rờn, những ruộng khoai xanh biêng biếc ngời lên dưới màu vàng tươi của nắng mới tháng ba. Mặt trời lên cao độ con sào, đồng quê càng trở nên chói lọi. Trong cái êm ả, thanh bình bỗng có hàng trăm ngàn con chim nhỏ bay vút lên cao, hót ríu ra ríu rít.

2. Tập làm văn (8 điểm) (40 phút)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1 : Em hãy tả lại một đồ vật mà em yêu thích.

Đề 2: Tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát)

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Lớp 5 môn Tiếng Việt

A. Phần kiểm tra đọc

1- Đọc thành tiếng: (3 điểm)

  • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2- Phần đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Câu 1 (0,5đ)

Câu 2 (0,5đ)

Câu 3 (1 đ)

Câu 7 (0,5đ)

Câu 8 (0,5đ)

xoè cành, xoè lá

A

B

B

C

Câu 4: (1 đ) HS tự viết. Chẳng hạn: “Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ, con sẽ cố gắng để không phụ tình thương yêu và sự hi sinh mà mẹ đã dành cho chúng con.”

Câu 5: (1 đ) HS tự viết. Chẳng hạn: Tình mẹ thật thiêng liêng, cao cả hoặc Tình mẹ thương con là bất diệt....

Câu 6: (1 đ) Các từ láy là: đùng đùng, run rẩy, dỗ dành.

Câu 9: (1 đ) Phân tích đúng (0,5 điểm)

Đây là câu ghép: (0,5 điểm)

B- Phần kiểm tra viết: 10 điểm.

1- Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2- Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm)

- Kĩ năng (1,5 điểm)

- Cảm xúc (1 điểm)

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

7. Sáng tạo (1 điểm)

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 2 Số 2

A. Bài kiểm tra đọc, nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Em hãy trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Điều gì xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp âm nhạc của Ben? (M1-0,5 điểm)

A. Mẹ của Ben qua đời.

B. Cậu bị mất thính lực.

C. Cậu bị hỏng thi.

D. Gia đình cậu bị phá sản.

Câu 2. Sau biến cố đó, cậu trở nên như thế nào? (M1-0,5 điểm)

A. Cậu không còn muốn tiếp xúc với ai nữa.

B. Cậu không còn dành tình yêu cho âm nhạc nữa.

C. Cậu đau khổ đến mức không thể nghe được âm thanh tiếng đàn.

D. Cậu không còn người hướng dẫn tập đàn nữa.

Câu 3. La-la đã làm gì để Ben trở lại với âm nhạc? (M2-0,5 điểm)

A. Cô hỗ trợ tài chính cho Ben.

B. Cô luôn ở bên và động viên Ben.

C. Cô tìm thầy dạy giỏi cho Ben.

D. Cô đăng kí cho Ben tham dự một cuộc thi âm nhạc.

Câu 4. Vì sao bản nhạc Ben chơi trong ngày thi được cho là bản nhạc tuyệt đẹp của tình bạn? (M2-0,5 điểm)

A. Vì tình bạn là động lực khiến cậu cố gắng

B. Vì có nhiều người bạn đến cổ vũ cho cậu.

C. Vì cậu chơi bản nhạc nói về tình bạn.

D. Vì bạn bè là người gần gũi nhất với cậu.

Câu 5. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? (M3-1,0 điểm)

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

Câu 6. Theo em, tình bạn có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người? (M4- 1,0 điểm)

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

Câu 7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. (M3-0,5 điểm)

Các ca sĩ luôn giữ gìn hình ảnh của mình trước …

A. công dân

B. công chúng

C. công nhân

D. người dân

Câu 8. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ in đậm để hai câu văn không bị lặp từ? (M2-0,5 điểm)

Ben là một thần đồng âm nhạc. Ben đã dành rất nhiều thời gian để chơi đàn.

A. Cậu

B. Mình

C. Chàng

D. Nó

Câu 9. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây: (M3-1,0 điểm)

a) … Ben chơi nhạc với một niềm say mê … bạn còn chơi với một tình yêu mãnh liệt.

b) … sức mạnh của tình bạn … Ben đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình.

Câu 10. Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép. (M4-1,0 điểm)

Mẹ là người em yêu thương nhất nên …

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Sức mạnh của Toán học

Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu-tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La-voa-di-ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô-péc-nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời.

Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI

2. Tập làm văn (8 điểm)

Hãy viết một đoạn văn tả một người bạn đang kể chuyện hoặc đang hát, đang chơi đàn.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

2. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

3. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

4. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

5. Gợi ý:

Câu chuyện đề cao tình bạn giữa Ben và La-la. Cô bé đã giúp Ben vượt qua nỗi đau của bản thân để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Tình bạn có sức mạnh thật kì diệu.

6. Gợi ý:

Tình bạn là một trong những thứ tình cảm quý giá nhất của con người. Ai cũng cần phải có bạn bè, đặc biệt là những người bạn tốt, để có thể cùng nhau học hành, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

7. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

8. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

9.

- Điền đúng cặp quan hệ từ: 1,0 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm)

- Không xác định được cặp quan hệ từ: 0 điểm

Gợi ý:

a) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu ghép: Chẳng những … mà; Không những … mà

b) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép: Nhờ … mà

10.

- Viết thành câu theo yêu cầu: 1,0 điểm

- Viết thành câu nhưng việc dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm

- Viết câu trả lời chưa thành câu: 0 điểm

Gợi ý: Mẹ là người em yêu thương nhất nên em luôn phấn đấu học tốt để mẹ vui lòng.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Tham khảo:

Trong buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, lớp em đóng góp rất nhiều tiết mục hay và đặc sắc. Trong đó em ấn tượng nhất với tiết mục văn nghệ vừa đàn vừa hát của bạn Phương Anh. Em không những yêu thích giọng hát truyền cảm mà còn đặc biệt ngưỡng mộ tài chơi đàn của bạn. Em say sưa thưởng thức và ngắm nhìn từng cử chỉ, động tác nhẹ nhàng của bạn. Bắt đầu tiết mục, Phương Anh ngồi ngay ngắn, thẳng nốt đồ giữa đàn, hai chân vắt chéo vào nhau... Những ngón tay nhỏ nhắn, mềm mại khum khum tròn lại và nhẹ nhàng lướt trên từng phím đàn. Những âm thanh trong trẻo, nhịp nhàng, điêu luyện vang lên. Bạn vừa đánh đàn vừa đung đưa người và cất lời hát du dương. Bản nhạc trầm bổng dẫn người nghe vào một thế giới đầy cảm xúc. Phương Anh kết thúc tiết mục trong sự cảm phục và ngưỡng mộ của đông đảo thầy cô và bạn bè.

Bảng ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt giữa học kì 2

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

02

02

01

01

06

Câu số

1- 2

3-4

5

6

2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

01

01

01

1

04

Câu số

7

8

9

10

Tổng số câu

03

03

02

02

10

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 2 Số 3

I- Kiểm tra đọc:

A/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5 điểm)

1/ Mỗi học sinh bốc thăm đọc một đoạn khoảng 110 tiếng/1 phút trích từ các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5-tập 2 từ tuần 19 đến tuần 27.

2/ Giáo viên nêu 1 câu hỏi trong nội dung đoạn học sinh vừa đọc cho học sinh trả lời.

B/ ĐỌC THẦM: (5 điểm)

Học sinh đọc thầm bài “Người chạy cuối cùng” sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất cho câu hỏi

Câu 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

a. Đi thi chạy. c. Đi diễu hành.

b. Đi cổ vũ. d. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

Câu 2: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

a. Là một em bé .

b. Là một cụ già .

c. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.

d. Là một người đàn ông mập mạp.

Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là:

a. Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.

b. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.

c. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.

d. Ca ngợi ý chí kiên cường của người phụ nữ.

Câu 4: Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Từ trái nghĩa với từ “kiên trì”?

a. Nhẫn nại b. chán nản

b. Dũng cảm d. Hậu đậu

Câu 6: Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào?

a. Đó là một từ nhiều nghĩa. c. Đó là những từ trái nghĩa

b. Đó là những từ đồng nghĩa. d. Đó là những từ đồng âm

Câu 7: Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:

Mặc dù trời mưa to ……………………………………………………………..

Câu 8: Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu tác dụng của cách liên kết đó.

Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Dường như chúng đang cùng nhau khoe hương, khoe sắc.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

II- Kiểm tra viết:

A- Chính tả (5đ): (Nghe - viết).

Bài viết: "Trí dũng song toàn" (TV5/ Tập II – trang ...)

Đoạn từ: Thấy sứ thần Việt Nam... đến hết.

B- Tập làm văn: (5đ) Chọn một trong hai đề sau:

1/ Em hãy tả một cây bóng mát ở trường.

2/ Em hãy tả quyển sách Tiếng Việt 5 – Tập 2.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

I - Kiểm tra đọc:

A/ Đọc thành tiếng (5đ):

Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1đ

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5đ; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0đ.)

Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ.

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5đ; ngắt nghỉ hơi không đúng 4 chỗ trở lên: 0đ.)

Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1đ.

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5đ; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0đ.)

Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ.

(Đọc quá 1 đến 2 phút: 0,5đ; đọc quá 2 phút: 0đ)

Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1đ.

(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5đ; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0đ.)

B/ Đọc thầm và làm bài tập (5đ):

Câu 1- d (0,5 đ)

Câu 2- c (0,5 đ)

Câu 3- b (0,5 đ)

Câu 4- HS trả lời theo ý hiểu (1 đ)

Câu 5- b (0,5 đ)

Câu 6- d (0,5 đ)

Câu 7- HS tự điền vế câu thích hợp (0,5 đ)

Câu 8- thay thế từ; tránh được sự lặp từ mà câu văn trở nên gọn và hay hơn (1 đ)

II - Kiểm tra viết:

A- Chính tả (5đ): ( Nghe - viết).

Bài viết: "Trí dũng song toàn" (TV5/ Tập II – trang ...).

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5đ.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định,... ) trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... Trừ 1 điểm toàn bài.

B- Tập làm văn: (5đ) Bài viết đạt các yêu cầu sau được 5 điểm:

- Viết được bài văn tả một cây bóng mát hoặc tả quyển sách Tiếng Việt 5 – Tập 2 có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu bài văn tả cây cối hay bài tả đồ vật đã học.

- Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả.

- Biết sử dụng một số từ ngữ gợi tả, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá,...

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 5, và môn Toán 5. Những đề thi này được Tìm Đáp Án sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.




Xem thêm