Bộ 2 đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học 11 tỉnh Đắk Lắk năm học 2020-2021

Bộ 2 đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học 11 tỉnh Đắk Lắk năm học 2020-2021 là bộ tài liệu hay và chất lượng được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải từ các trường THCS trên cả nước, nhằm cung cấp cho các bạn nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi học kì sắp tới. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Hóa học 11 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập qua đó trong kì thi học kì tới đạt kết quả cao. Thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu này để ra câu hỏi trong quá trình ra đề thi. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK

TRƯỜNG THPT

       (Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

Môn: Hóa học – Lớp 11

Thời gian làm bài: 180 phút

          

Câu 1: 

1. Cation R+ có cấu hình electron ngoài cùng là 3p6.

a) Viết cấu hình electron và sự phân bố electron vào các obitan của nguyên tử R. Cho biết tên và kí hiệu của R

b) Giữa bán kính r và số khối của nguyên tử là A có mối liên hệ sau: r = 1,5.10-13.A1/3 cm. Hãy tìm khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử.

2. Một khí X gồm hai nguyên tố A, B đều thuộc nhóm A. Cho  = 2,375.

 B có công thức oxit cao nhất BO3 với %mB = 40%.

 - A tạo hợp chất khí với hiđro và có công thức phân tử là AH4 với %mH = 25%.

Xác định công thức phân tử khí X và cho biết liên kết giữa 2 nguyên tử A và B là liên kết loại gì ?

Câu 2: 

1. Cho phản ứng:

SiO2 (r) + 2C (r) → Si (r) + 2CO (k)              = + 689,9 kJ

a) Tính nhiệt tạo thành chuẩn SiO2. Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO là -110,5 kJ.mol-1.

b) Tính entropi của phản ứng trên (), biết:

Chất

C

CO

Si

SiO2

Entropi chuẩn (S0) J.k-1.mol-1

5,7

197,6

18,8

41,8

c) Tính thế đẳng áp chuẩn (  ) của phản ứng trên ở 250C.

d) Hãy xác định nhiệt độ tối thiểu để phản ứng trên xảy ra. Biết   của phản ứng trên không phụ thuộc vào nhiệt độ.

2. Người ta lập một pin gồm hai nửa pin sau: Zn/ Zn(NO3)2 0,1M và Ag/AgNO3 0,1M có thế khử chuẩn tương ứng là  = - 0,76V và  = +0,80V.

a) Thiết lập sơ đồ pin.

b) Viết phương trình phản ứng khi pin làm việc.

c) Tính suất điện động của pin.

d) Tính nồng độ các ion trong dung dịch khi pin ngừng hoạt động.

3. Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a) CuFeS2 + O2 → Fe2O3 + CuO + SO2

b) NaIOx + SO2 + H2O → I2 + Na2SO+ H2SO4

4.  Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp ion - electron:

a) FexOy + H2SO4 đặc nóng → SO2 ↑ + …

b) CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O

Câu 3: 

1. Lấy 28,8 gam hỗn hợp Y gồm Fe và FexOy hòa tan hết trong dung dịch HCl 2M được 4,48 lít khí ở 2730C và 1atm. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa, làm khô và nung đến khối lượng không đổi được 32 gam chất rắn.

a) Tìm % khối lượng các chất trong hỗn hợp Y.

b) Xác định công thức của oxit sắt.

c) Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần lấy để hòa tan.

2. Đốt 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe trong bình chứa đầy khí O2, sau một thời gian thu được 12,4 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào 80 gam dung dịch H2SO4 98% đun nóng, thu được dung dịch Z và 2,24 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc).

a) Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong X.

b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Z.

Câu 4: 

1. Giải thích vì sao:

a) Phèn chua (phèn nhôm Al2(SO4)3) lại có vị chua và dùng làm cho nước trong ?

b) Khi hòa tan FeCl3 nếu thêm chút ít axit thì sẽ dễ dàng hơn ?

c) Dung dịch natri cacbonat có thể làm xanh quỳ tím ?

2. Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn của dung dịch NaHCO3 với từng dung dịch: H2SO4 loãng, KOH, Ba(OH)2 (các dung dịch phản ứng với NaHCO3 đều lấy dư). Trong mỗi phản ứng đó, ion HCO3-  đóng vai trò axit hay bazơ ?

Câu 5: 

1.

a) Tính pH của dung dịch CH3COONa 0,1M.

b) Trộn V lít dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch CH3COONa 0,1M được dung dịch có pH = 4,74. Tính V lít biết = 1,8.10-5.

2.

a) Thên từ từ giọt AgNO3 vào dung dịch chứa KCl 0,1M và KI 0,001M. Kết tủa nào xuất hiện trước ? Cho TAgCl = 10-10 (lấy chẵn), TAgI = 10-16.

b) Cho biết độ tan của CaSO4 là 0,2 gam trong 100 gam nước ở 20oC và khối lượng riêng của dung dịch CaSO4 bão hòa D = 1 g/ml. Hỏi khi trộn 50 ml dung dịch CaCl2 0,012M với 150 ml dung dịch Na2SO4 0,04M (ở 20oC) có kết tủa xuất hiện không ?

Câu 6: 

a) Có 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: Na2SO4, BaCl2, Na2SO3, HCl. Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch trên mà không được dùng thêm thuốc thử nào khác bên ngoài.

b) Hợp chất vô cơ A chứa 46,67% Fe, còn lại là S. Hoàn thành các phản ứng sau:

                    A + O2 → B ↑ + C

                    B + O2 → D

                    D + E → F

                    Mg + F → G + H ↑ + E

                    H + O2 → I + E

                    I + O2 → B

                    B + Br2 + E → F + M

A, B, C, D, E, F, G, H, I, M là các chất vô cơ khác nhau.

--------------Hết--------------

 

 

Ngoài Bộ 2 đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học 11 tỉnh Đắk Lắk năm học 2020-2021 trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, Vật lý 11, Hóa học 11, Sinh học 11…., Sách giáo khoa lớp 11, Sách điện tử lớp 11, Tài liệu hay, chất lượngmột số kinh nghiệm kiến thức đời sống thường ngày khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa