200 câu lý thuyết vô cơ thường gặp

Thời gian để các bạn học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia không còn nhiều nữa, hãy tận dụng thời gian này đề ôn tập kiến thức và củng cố kỹ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học thông qua việc tham khảo và làm thử: 200 câu lý thuyết vô cơ thường gặp (có đáp án). Chúc các bạn ôn thi tốt.

200 CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÔ CƠ 12 TRỌNG TÂM

Câu 1. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):

A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+
B. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+
D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+

Câu 2. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓ Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là

A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+
B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+
C. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+
D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+

Câu 3. Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+ Cặp chất không phản ứng với nhau là

A. Fe và dung dịch FeCl3
B. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2
C. Fe và dung dịch CuCl2
D. Cu và dung dịch FeCl3

Câu 4. Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là

A. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+
B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+
C. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+
D. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+

Câu 5. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

A. Ag, Mg. B. Cu, Fe. C. Fe, Cu. D. Mg, Ag.

Câu 6. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag.

Câu 7. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. AgNO3 và Zn(NO3)2

Câu 8. Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:

A. Mg, Fe, Cu. B. Mg, Fe2+, Ag. C. Fe, Cu, Ag+ D. Mg, Cu, Cu2+

Câu 9. Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:

A. Zn, Ag+ B. Zn, Cu2+ C. Ag, Fe3+ D. Ag, Cu2+

Câu 10. Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là

A. Fe3+, Cu2+, Ag+ B. Zn2+, Cu2+, Ag+ C. Cr2+, Au3+, Fe3+ D. Cr2+, Cu2+, Ag+

Câu 11. Cho các phản ứng sau:

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:

A. Ag+, Fe3+, Fe2+ B. Fe2+, Ag+, Fe3+ C. Fe2+, Fe3+, Ag+ D. Ag+, Fe2+, Fe3+

Câu 12. Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+
B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+
C. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+
D. Cu khử được Fe3+ thành Fe.

Câu 13. Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2
C. AgNO3 và Mg(NO3)2
D. Fe(NO3)2 và AgNO3

Câu 14. Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là.

A. Sn2+ B. Cu2+ C. Fe2+ D. Ni2+

Câu 15. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:

A. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag. B. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe. D. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.

Câu 16. Cho các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim
loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.

(b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.

(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng (II) sunfat.

(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt (II) sunfat.

Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là:

A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (b) và (d).

Câu 17. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là

A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.
B. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
D. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

Câu 19. Có các phát biểu sau:

1. Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

2. Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5

3. Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

4. Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Các phát biểu đúng là:

A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.
B. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
C. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà.
D. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon

Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom?

A. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.
B. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước.
C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
D. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Do Pb2+/Pb đứng trước 2H+/H2 trong dãy điện hoá nên Pb dễ dàng phản ứng với dung dịch HCl loãng nguội, giải phóng khí H2.
B. Trong môi trường kiềm, muối Cr(III) có tính khử và bị các chất oxi hoá mạnh chuyển thành
muối Cr(VI).
C. Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
D. CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO, đều thu được Cu

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Trên đây Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: 200 câu lý thuyết vô cơ thường gặp (có đáp án). Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập môn Hóa học được tốt hơn nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!