Trả lời Câu hỏi mục 4 trang 144 SGK KHTN 6 Cánh diều

Trả lời Câu hỏi mục 4 trang 144 SGK KHTN 6 Cánh diều. Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động.


IV. Ma sát và chuyển động

Câu 1

Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động:

- Lực ma sát ở phanh xe làm xe chuyển động chậm dần và dừng lại.

- Trục quay không có ổ bi làm cản trở chuyển động quay của bánh xe.


Câu 2

Hãy vẽ phác thảo bàn chân đẩy vào mặt đất theo hình 28.5. Vẽ một mũi tên biểu diễn lực ma sát giúp bàn chân không bị trượt.

Lời giải chi tiết:


Câu 3

Hãy lấy ví dụ trong cuộc sống về:

- Làm giảm ma sát.

- Làm tăng ma sát.

Lời giải chi tiết:

- Làm giảm ma sát: Lốp xe máy, xe ô tô đi lâu ngày bị mòn => giảm ma sát.

- Làm tăng ma sát: đường đất bị trơn, rải cát lên mặt đường làm tăng ma sát nghỉ giúp ta không bị trơn trượt.


Câu 4

Hãy thảo luận với bạn để đề xuất cách làm giảm tác hại của lực ma sát trong các trường hợp sau:

a) Đẩy một thùng hàng trên mặt sàn.

b) Xe đạp chuyển động trên đường.

Lời giải chi tiết:

a) Để thùng hàng lên giá đẩy có gắn bánh lăn.

b) Thay lốp xe khi lốp bị mòn để tránh bị trơn trượt và đảm bảo phanh xe luôn hoạt động tốt để đảm bảo an toàn.