Lý thuyết Lực ma sát KHTN 6 Cánh diều

Lý thuyết Lực ma sát KHTN 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


LỰC MA SÁT

I. Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt lên nhau, cản trở chuyển động của chúng.

- Ví dụ: Một người đi xe đạp, muốn đi chậm lại, người đó bóp nhẹ phanh xe. Lực ma sát trượt xuất hiện do má phanh ép sát vào vành xe, cản trở chuyển động của bánh xe.

II. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.

- Ví dụ: Người công nhân dùng tay đẩy một thùng hàng rất nặng nhưng nó vẫn không dịch chuyển do lực ma sát nghỉ lớn làm cản trở chuyển động.

III. Lực ma sát và bề mặt tiếp xúc

Tương tác giữa hai bề nặt tiếp xúc tạo nên ma sát giữa chúng.

IV. Ma sát và chuyển động

1. Làm giảm ma sát

- Trong nhiều trường hợp, do cản trở chuyển động, ma sát có thể gây hại. Khi đó, người ta phải tìm cách giảm ma sát.

- Để giảm ma sát, người ta dùng nhiều cách khác nhau như: có thể dùng vòng bi để thay chuyển động trượt bằng chuyển động lăn, tra dầu mỡ vào các chi tiết máy, …

2. Làm tăng ma sát

- Ma sát không chỉ cản trở chuyển động mà trong nhiều trường hợp ma sát còn thúc đẩy chuyển động. Khi đó, người ta cần tìm cách làm tăng ma sát.

- Ví dụ: Khi đi bộ trên đường trơn cần phải tăng ma sát giữa chân và mặt đường để không bị trượt ngã.

3. Ma sát trong an toàn giao thông

- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông:

+ Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xelăn trên đường không bị trượt.

+ Khi xe dừng, đỗ trên dốc, lực ma sát góp phần giữ cho xe không bị trượt dốc,…

V. Lực cản của nước

- Lực ma sát không chỉ xuất hiện khi các vật tiếp xúc nhau mà cả khi vật chuyển động trong nước hay trong không khí. Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí.

- Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau.

Sơ đồ tư duy về lực ma sát - KHTN 6 - Cánh diều