Tổng kết về ngữ pháp lớp 9
A – TỪ LOẠI I. Danh từ, động từ, tính từ
1. Trong số các từ in đậm ở những câu dưới đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?
a) Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
b) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
(Kim Lân, Làng)
c) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
(Kim Lân, Làng)
d) Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Gợi ý:
- Danh từ: lần, lăng, làng
- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
- Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng
2. Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc loại từ loại nào.
a) những, các, một
b) hãy, đã, vừa
c) rất, hơi, quá
/…/ hay
/…/ đọc /…/ lần /…/ nghĩ ngợi |
/…/ cái (lăng)
/…/ phục dịch /…/ làng /…/ đập |
/…/ đột ngột
/…/ ông giáo /…/ phải /…/ sung sướng |
Gợi ý:
/rất, hơi, quá/ hay
/hãy, đã, vừa/ đọc /những, các, một/ lần /hãy, đã, vừa/ nghĩ ngợi |
/những, các, một/ cái (lăng)
/hãy, đã, vừa/ phục dịch /những, các, một/ làng /hãy, đã, vừa/ đập |
/rất, hơi, quá/ đột ngột
/những, các, một/ ông giáo /rất, hơi, quá/ phải /rất, hơi, quá/ sung sướng |
Các từ đứng sau /những, các, một/ là những từ thuộc loại danh từ (hoặc loại từ); đứng sau /hãy, đã, vừa/ là những từ thuộc từ loại động từ; đứng sau /rất, hơi, quá/ là những từ thuộc từ loại tính từ.
3. Như vậy, danh từ có thể đứng sau /những, các, một/, động từ có thể đứng sau /hãy, đã, vừa/, tính từ có thể đứng sau /rất, hơi, quá/.
4. Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ:
ý nghĩa khái quát |
Khả năng kết hợp |
||
Kết hợp về phía trước |
Từ loại |
Kết hợp về phía sau |
|
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm) | những, các, một |
Danh từ |
|
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật | hãy, đã, vừa |
Động từ |
|
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái | rất, hơi, quá |
Tính từ |
5. Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c) Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không nhận xét được gì ở cô con gái ngồi trước mặt đằng kia.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý:
- (a): tròn vốn là tính từ, ở đây được dùng như động từ.
- (b): lí tưởng vốn là danh từ, ở đây được dùng như tính từ.
- (c): băn khoăn vốn là tính từ, ở đây được dùng như danh từ.
II. Các từ loại khác
1. Các từ trong những câu dưới đây thuộc từ loại nào?
a) Một lát sau không phải chỉ có ba đứa mà cả một lũ trẻ ở dưới lần lượt chạy lên.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
b) Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưabao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
c) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
d) – Trời ơi, chỉ còn năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) – Quê anh ở đâu thế? – Hoạ sĩ hỏi.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
g) – Đã bao giờ Tuấn… sang bên kia chưa hả?
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
h) – Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế?
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
2. Với kết quả từ loại đã xác định được, hãy điền các từ in đậm trong các đoạn trích trên vào bảng sau:
Số từ |
Đại từ |
Lượng từ |
Chỉ từ |
Phó từ |
Quan hệ từ |
Trợ từ |
Tình thái từ |
Thán từ |
Gợi ý:
Số từ |
Đại từ |
Lượng từ |
Chỉ từ |
Phó từ |
Quan hệ từ |
Trợ từ |
Tình thái từ |
Thán từ |
ba, năm |
tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ |
những |
ấy, đâu |
đã, mới, đã, đang |
ở, của, nhưng, như |
chỉ, cả, ngay, chỉ |
hả |
Trời ơi |
3. Tìm các từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Hãy cho biết các từ này thuộc loại nào.
Gợi ý: Các tình thái từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả,…
B – CỤM TỪ
1. Xác định phần trung tâm của các cụm danh từ (in đậm) trong những đoạn trích dưới đây.
a) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị)
b) Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
(Kim Lân, Làng)
c) Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý: Trung tâm của các cụm danh từ:
- (a): ảnh hưởng, nhân cách, lối sống
- (b): ngày
- (c): Tiếng
2. Dựa vào đâu để nhận biết được các cụm từ trên là cụm danh từ?
Gợi ý: Dựa vào những lượng từ đứng trước danh từ trung tâm: những, một, một (a), những (b), có thể thêm những vào trước (c).
3. Xác định phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong những đoạn trích dưới đây.
a) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý:
- (a): đến, chạy, ôm
- (b): lên
4. Căn cứ vào đâu để xác định các cụm từ trên là cụm động từ?
Gợi ý: Dựa vào những từ đứng trước phần trung tâm: đã, sẽ, sẽ – (a); vừa (b).
5. Xác định phần trung tâm của các cum từ in đậm trong những đoạn trích sau đây. Đây là những cụm từ thuộc loại nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
a) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị)
b) Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
c) Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Gợi ý:
- Trung tâm của các cụm từ:
+ (a): Việt Nam (vốn là danh từ, được dùng như tính từ), bình dị, Việt Nam (vốn là danh từ, được dùng như tính từ), phương Đông (vốn là cụm danh từ, được dùng như tính từ), mới, hiện đại.
+ (b): êm ả
+ (c): phức tạp, phong phú, sâu sắc
- Dấu hiệu nhận biết các cụm từ này là cụm tính từ: rất (a), có thể thêm rất vào trước phần trung tâm (b, c).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tổng kết về ngữ pháp lớp 9 timdapan.com"