Bài văn nghị luận về Bác (Bài 2)

Là người dân Việt Nam chúng ta luôn tự hào về Bác - người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá của thế giới.


Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng. Đó là tình cảm của các em nhi đồng dành cho Bác cũng như tình cảm của hàng triệu người dân Việt Nam dành cho Bác.

Bác Hồ cái tên mà tất cả những đứa con của dân tộc gọi vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người Anh hùng giải phóng dân tộc, một Danh nhân văn hoá thế giới.

Từ trước tới nay đề tài về Bác Hồ đã vô cùng quen thuộc với các thi nhân, văn nhân. Con người Bác là cả một tình yêu bao la dành cho dân tộc, là cả cuộc đời hiến dâng cho cách mạng. Bác vui trong niềm vui của tất cả mọi người, Bác đau trong nỗi đau khi nhân dân phải sống trong cảnh nước mất nhà tan.

Nguyễn Ái Quốc (19 - 5 - 1890) quê ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An một nơi giàu truyền thống hiếu học và yêu nước. Người lớn lên giữa lúc nước nhà bị rơi vào tay thực dân Pháp, cuộc sống nhân dân khổ cực. Vì vậy, Người sớm có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào.

Ngày 5 - 6 - 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 7 - 1911, Người đặt chân đến cảng Macxây (Pháp), sau đó qua nhiều nơi: châu Phi, châu Mĩ, châu Âu rồi cuối cùng trở lại Pháp vào đầu tháng 12 - 1917. Tại đây Người trực tiếp học tập và rèn luyện trong quần chúng. Người hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp. Người đã lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tuyên truyền, giác ngộ Việt Kiều. Người viết báo, tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và các nước Đông Dương.

Suốt gần sáu năm bôn ba, Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc: chủ nghĩa Mác - Lênin.

Năm 1918, Người tham gia Đảng xã hội Pháp, thành lập hội những người Việt Nam yêu nước rồi giúp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

Năm 1941, Người về nước rồi trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến thắng lợi (8 - 1945).

Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Ước mơ hàng trăm năm của dân tộc thế là đã thành hiện thực.

Bác như tia nắng mặt trời toả sáng cho muôn triệu sinh linh tồn tại. Bác đã đi vào cõi vinh hăng nhưng trong trái tim của người dân Việt Nam Bác vần đang ở bên, đang tồn tại hàng ngày như mặt trời. Bác mãi trường tồn vĩnh cửu trong chúng ta.

Bác của chúng ta không chỉ là người anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một vị lãnh tụ có cuộc sống giản dị đối lập với cương vị của mình. Có lẽ không ai nghĩ một người mặc áo ka-ki đã cũ, đeo dép cao su lại là một vị lãnh tụ. Bác sống và làm việc trong ngôi nhà sàn nhỏ chỉ có một chiếc giường và một cái bàn nhỏ để làm việc, trước cửa bác trồng rặng râm bụt và luống rau nhỏ.

Trong cuộc sống cũng như trong hoạt động cách mạng con người Bác vẫn luôn là thế:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

     Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

      Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

    Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó)

Bác là lãnh tụ nhưng những món ăn của Bác thật là dân dã: Cháo bẹ, rau măng. Thế nhưng Bác lại cảm thấy cuộc đời cách mạng của Bác thật sang.

Có lẽ chúng ta sẽ không cầm được nước mắt khi thấy Bác:

     Đêm thu không đệm cũng không chăn

Gối quắp, lưng còng ngủ chẳng an

    Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh

     Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang.

(Đêm lạnh)

Nhưng với Bác, cái khổ lớn nhất chưa phải là chuyện đói rét mà là thân phận của người dân nô lệ. Sau hơn ba mươi năm hoạt động trên trường quốc tế, Bác vừa trở về nước, thời cơ sắp đến là thời cơ ngàn năm có một. Lúc này, hơn baọ giờ hết, sự sáng suốt của Bác là rất cần đối với cách mạng Việt Nam.

Là nhà cách mạng, Hồ Chủ tịch còn là một nhà thơ, một nhà văn hoá yêu cái hay cái đẹp. Trong thơ của Bác, thiên nhiên rất nhiều vẻ và vẻ nào cũng đáng yêu. Nhưng đáng yêu nhất vẫn là ánh trăng sáng. Trong thơ bác thiên nhiên và con người hoà trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ:

       Trong tù không rượu cũng không hoa

 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

     Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

      Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)

Sau này, trong chiến dịch Biên Giới 1950, Bác cũng có nhiều câu thơ tràn đầy ánh trăng:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

 Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.

(Báo tiệp)

Chúng ta làm cách mạng, chúng ta chiến đấu không có mục đích nào khác ngoài mục đích giành lại trời trong, tràng sáng, giành lại cuộc sống bình yên. Ngay cả khi làm thơ để giải trí Bác cũng vẫn không quên được mục đích của mình.

Ngoài thơ ca, Bác còn sáng tác truyện và kí. Truyện ngắn Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), vở kịch Con rồng tre... Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, truyện ngắn Giấc ngủ mười năm (1949) với bút danh Trần Lực là một sáng tác giàu tinh thần lạc quan và có ý nghĩa tự báo.

Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ của những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những ước mơ của tương lai, là kết quả của những phẩm chất quý giá của lịch sử và thời đại.

Là người dân Việt Nam chúng ta luôn tự hào về Bác người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá của thế giới.

Trích: TimDapAn.com



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến