Toán lớp 4 trang 57 - Bài 68: Cộng hai phân số cùng mẫu số - SGK chân trời sáng tạo

Viết các số hạng là số tự nhiên dưới dạng phân số rồi tính. Các biểu thức nào có giá trị bằng nhau.


Câu 1

Tính.

a) $\frac{1}{{10}} + \frac{3}{{10}}$                     

b) $\frac{5}{{12}} + \frac{1}{{12}}$                     

c) $\frac{3}{2} + \frac{1}{2}$

Phương pháp giải:

Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

Lời giải chi tiết:

a) $\frac{1}{{10}} + \frac{3}{{10}} = \frac{{1 + 3}}{{10}} = \frac{4}{{10}} = \frac{2}{5}$

b) $\frac{5}{{12}} + \frac{1}{{12}} = \frac{{5 + 1}}{{12}} = \frac{6}{{12}} = \frac{1}{2}$

c) $\frac{3}{2} + \frac{1}{2} = \frac{{3 + 1}}{2} = \frac{4}{2} = 2$


Câu 1

Viết các số hạng là số tự nhiên dưới dạng phân số rồi tính.

a) $\frac{1}{3} + 1$          

b) $\frac{2}{5} + 2$          

c) $7 + \frac{1}{2}$

Phương pháp giải:

- Viết số tự nhiên thành phân số có mẫu số bằng với mẫu số của số hạng kia.

- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

Lời giải chi tiết:

a) $\frac{1}{3} + 1 = \frac{1}{3} + \frac{3}{3} = \frac{{1 + 3}}{3} = \frac{4}{3}$

b) $\frac{2}{5} + 2 = \frac{2}{5} + \frac{{10}}{5} = \frac{{2 + 10}}{5} = \frac{{12}}{5}$

c) $7 + \frac{1}{2} = \frac{{14}}{2} + \frac{1}{2} = \frac{{14 + 1}}{2} = \frac{{15}}{2}$


Câu 2

Các biểu thức nào có giá trị bằng nhau?

Nhận xét: Phép cộng các phân số có tính chất giao hoán và kết hợp. Một phân số cộng với 0 bằng chính phân số đó.

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng rồi nối 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.

Lời giải chi tiết:


Lý thuyết



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến