Toán lớp 4 trang 18 - Bài 59: Rút gọn phân số - SGK Cánh diều

Rút gọn các phân số sau về phân số tối giản: a) Quan sát cách tính của Hiếu và Thảo khi rút gọn phân số 12/18 rồi nêu nhận xét:


Câu 1

Rút gọn các phân số:

a) $\frac{2}{{10}}$                            

b) $\frac{9}{6}$                                

c) $\frac{5}{{20}}$                                  

d) $\frac{6}{{16}}$             

Phương pháp giải:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Chia cả tử số và mẫu số cho số đó.

Lời giải chi tiết:

a) $\frac{2}{{10}}$ = $\frac{{2:2}}{{10:2}} = \frac{1}{5}$                                             

b) $\frac{9}{6} = \frac{{9:3}}{{6:3}} = \frac{3}{2}$

c) $\frac{5}{{20}}$= $\frac{{5:5}}{{20:5}} = \frac{1}{4}$                                               

 d) $\frac{6}{{16}} = \frac{{6:2}}{{16:2}} = \frac{3}{8}$


Câu 2

Rút gọn các phân số sau về phân số tối giản:

a) $\frac{8}{{16}}$                                   

b) $\frac{{10}}{{30}}$                             

c) $\frac{{24}}{{18}}$                               

d) $\frac{{20}}{{28}}$

Ghi chú: Khi rút gọn phân số, ta nên rút gọn cho đến khi nhận được phân số tối giản.

Phương pháp giải:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Chia cả tử số và mẫu số cho số đó.

Lời giải chi tiết:

a) $\frac{8}{{16}} = \frac{{8:8}}{{16:8}} = \frac{1}{2}$                                           

b) $\frac{{10}}{{30}} = \frac{{10:10}}{{30:10}} = \frac{1}{3}$

c) $\frac{{24}}{{18}} = \frac{{24:6}}{{18:6}} = \frac{4}{3}$                                           

d) $\frac{{20}}{{28}} = \frac{{20:4}}{{28:4}} = \frac{5}{7}$


Câu 3

a) Phân số nào trong các phân số: $\frac{1}{5}$;$\frac{7}{6}$; $\frac{9}{{19}}$; $\frac{{16}}{{32}}$ là phân số tối giản?

b) Hãy tìm ba phân số tối giản, ba phân số chưa tối giản. Rút gọn các phân số chưa tối giản vừa tìm.

Phương pháp giải:

Phân số tối giản là phân số mà cả tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số tự nhiên nào khác 1.

Lời giải chi tiết:

a) Các phân số tối giản là $\frac{1}{5}$; $\frac{7}{6}$; $\frac{9}{{19}}$

b) Ba phân số tối giản là: $\frac{2}{3}$; $\frac{5}{9}$; $\frac{1}{6}$

Ba phân số chưa tối giản là: $\frac{{10}}{{25}}$; $\frac{{30}}{{70}}$; $\frac{{16}}{{36}}$

Ta có:

$\frac{{10}}{{25}} = \frac{{10:5}}{{25:5}} = \frac{2}{5}$

$\frac{{30}}{{70}} = \frac{{30:10}}{{70:10}} = \frac{3}{7}$

$\frac{{16}}{{36}} = \frac{{16:4}}{{36:4}} = \frac{4}{9}$


Câu 4

a) Quan sát cách tính của Hiếu và Thảo khi rút gọn phân số $\frac{{12}}{{18}}$ rồi nêu nhận xét:

b) Rút gọn phân số $\frac{{30}}{{60}}$về dạng phân số tối giản sử dụng cách làm của Hiếu hoặc của Thảo.

Phương pháp giải:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Chia cả tử số và mẫu số cho số đó.

Lời giải chi tiết:

a) Cách tính của Hiếu và Thảo đều đúng

b) $\frac{{30}}{{60}} = \frac{{30:30}}{{60:30}} = \frac{1}{2}$


Câu 5

Một bài ôn tập có tất cả 16 câu hỏi. Bạn Gia Hân trả lời đúng 12 câu.

a) Hỏi bạn Gia Hân trả lời đúng được bao nhiêu phần số câu hỏi của bài ôn tập?

b) Rút gọn phân số ở câu a về dạng phân số tối giản.

Phương pháp giải:

a) Phân số chỉ số câu trả lời đúng của Gia Hân có tử số là số câu trả lời đúng, mẫu số là số câu hỏi của bài ôn tập.

b)

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Chia cả tử số và mẫu số cho số đó.

Lời giải chi tiết:

a) Bài ôn tập có tất cả 16 câu hỏi và bạn Gia Hân trả lời đúng 12 câu.

Vậy Gia Hân trả lời đúng được $\frac{{12}}{{16}}$ số câu hỏi của bài ôn tập.

b) $\frac{{12}}{{16}}$= $\frac{{12:4}}{{16:4}} = \frac{3}{4}$


Lý thuyết



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến