Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - chi tiết

Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết. Hãy giải thích nghĩa của từ say và cho biết trong mỗi trường hợp đó, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?


Câu 1

Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.


Phương pháp giải:

Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ già. Sau đó đưa ra những nghĩa khác mà em biết.


Lời giải chi tiết:

a) ...một người nghệ nhân già... – được hiểu là những người tuổi tác cao, đã sống được lâu. 

b) ...rừng già... – được hiểu là khu rừng đã có từ rất lâu, những cây cối trong đó đã có từ lâu. 

c) ...cười già... – được hiểu là cười nhiều, cười sâu. 

- Những nghĩa khác: 

+ Phải có kinh nghiệm già như tôi chứ chú còn non lắm – được hiểu là kinh nghiệm dày dặn, tích lũy đã lâu. 



Câu 2

Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy giải thích nghĩa của từ say và cho biết trong mỗi trường hợp đó, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?


Phương pháp giải:

Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ, gợi nhớ kiến thức về nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.


Lời giải chi tiết:

a) ...say sưa... – được hiểu là mê đắm không dứt ra được. Đây là nghĩa chuyển.

b) ...say lòng... – được hiểu là yêu thích đồ vật. Đây là nghĩa chuyển. 

c) ...say đắm... – được hiểu là mê đắm, thích thú. Đây là nghĩa chuyển. 

d) ...người say...hắn say... – được hiểu là trạng thái cảm xúc mê man, không nhận thức được rõ. Đây là nghĩa gốc. 



Câu 3

Câu 3 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy trình bày và sắp xếp lại các tài liệu tham khảo dưới đây cho đúng.


Phương pháp giải:

Nhớ kiến thức về cách trình bày và sắp xếp tài liệu tham khảo.

Lời giải chi tiết:

- Trần Đình Sử (1987), Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ số 7. 

- Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, 21/03/2010.

- Phạm Xuân Dũng (2009), Phải đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, 07/11/2009.

- Trần Thùy Mai (2002), Kí văn hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí sông Hương số 161, 07/2002.

- Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 

- Hồ Thế Hà (2002), Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí sông Hương số 161, 07/2002. 



Câu 4

Câu 4 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tìm và sắp xếp 5 – 10 tài liệu tham khảo (bài viết, sách tham khảo,...) phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 


Phương pháp giải:

Nhớ kiến thức về cách trình bày và sắp xếp tài liệu tham khảo. Tìm trên mạng liên quan đến nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều (Nguyễn Du).

Lời giải chi tiết:

- Phạm Kim Thoa (2009), Hành vi cảm thán trong Truyện Kiều, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

- Nguyễn Thu Nguyệt (2009), Cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong Truyện Kiều, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. 

- Trịnh Thị Thanh Huyền (2014), Một số đặc điểm Truyện Kiều dưới cái nhìn của một người Pháp, Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 

- Đào Duy Anh (1943), Khảo luận về truyện Thúy Kiều, Nhà xuất bản văn hóa, Hà Nội. 

- Trịnh Bá Đĩnh (2015), Kiều học tinh hoa, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội.