Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
Tác giả
Tác giả Lê My
- Là nhà báo, người kể chuyện về khoa học và môi trường.
Tác phẩm
Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ: Theo báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 30/10/2021.
2. Tóm tắt:
Văn bản cung cấp thông tin về tầng ozone, nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng và những thành quả trong công cuộc nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.
3. Bố cục: Chia văn bản thành 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “khủng hoảng môi trường khác”: Tình hình khởi sắc về phục hồi tầng ozone.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “đã lắng nghe”: Những nghiên cứu về tầng ozone.
- Đoạn 3: Còn lại: Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone
4. Giá trị nội dung:
- Cung cấp thông tin về tầng ozon.
- Nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng và những thành quả trong công cuộc nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.
5. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ khoa học, rõ ràng dễ hiểu
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ dấn chứng thuyết phục
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Những nghiên cứu về tầng ozone.
- Thông tin về tầng ozone: tầng ozone nằm ở độ cao 15-40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu.
- Vai trò của tầng ozone: che chắn cho Trái Đất khỏi tia cực tím.
* Hợp chất CFC.
- Hợp chất CFC ra mắt lần đầu nă 1930, rẻ tiền, nhiều ứng dụng (làm chất lạnh trong tủ lạnh, máy lạnh…), không tham gia phản ứng hóa học, bay hơi và tích tụ trong bầu khí quyển.
- Họ đã phát hiện ra không phải khí CFC “trơ” hoàn toàn về mặt hóa học, mà CFC bị phân hủy dưới tia UV, khiến khí Ozone trở thành khí Oxygen, tức bào mòn lớp Ozone.
- Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone được diễn giải bằng các hiện tượng hóa học: một nguyên tử Cl từ một phân tử CFC có thể phá hủy hàng trăm nghìn phân tử ozone.
- Liên hợp quốc bắt đầu đàm phán về hiệp ước xóa sổ các chất có hại cho tầng ozone từ năm 1986. Năm 1989, Nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực.
- Năm 2008, Nghị định đó của Liên hợp quốc đã được mọi quốc gia trên thế giới phê chuẩn, góp phần đưa đến sự tẩy chay của người tiêu dùng, sự quyết liệt của giới chính trị và nguồn đầu tư vào công nghệ để ngừng sản xuất CFC.
2. Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone
- Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone: đầu tiên là vai trò phát hiện và nghiên cứu các giải pháp của các nhà khoa học, vai trò chỉ đạo, quy tụ của Liên hợp quốc, và quan trọng nhất là sự đồng thuận quốc tế, sự đồng lòng của toàn nhân loại, hành động nhất quán toàn cầu.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu timdapan.com"