Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Nghệ thuật truyền thống của người Việt bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10


Tác giả

Tác giả Nguyễn Văn Huyên

- Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) quê ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

- Là nhà sử học, dân tộc học, nhà giáo dục. Thời thanh niên, ông du học ở Pháp. Nam 1934, ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Xooc -bon, Pa -ri.

- Trong cuộc Cách mạng tháng Tám, ông là một trong những người đại diện trí thức Thủ đô cùng với Ngụy Như Kon Tum Nguyễn Xiển, Hồ Hữu Tường ký bức điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị, nhường quyền kiểm soát đất nước cho nhân dân qua chính phủ cách mạng.

- Từ khi về nước vào năm 1935, ông dạy học tham gia một số tổ chức nghiên cứu văn hóa và lịch sử, từng là ủy viên thường trực Trường Viễn Đông Bác cổ, ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông Dương.

- Các tác phẩm chính: Sự thờ phụng thần thánh ở nước Nam (1944), Văn minh Việt Nam (1944).



Tác phẩm

Nghệ thuật truyền thống của người Việt

I. Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản được trích từ phần 3, chương 12 của cuốn sách Văn minh Việt Nam, nguyên có nhan đề là Nghệ thuật.

- Văn minh Việt Nam là cuốn chuyên khảo viết bằng tiếng Pháp, hoàn thành từ năm 1939 nhưng phải đến năm 1944 mới được xuất bản tại Hà Nội, có thể xem là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt về văn hóa Việt trước cộng đồng thế giới. Tác phẩm được dịch ra tiếng  Việt năm 1996.

2. Tóm tắt: 

Văn bản đưa ra những thông tin về các ngành nghệ thuật truyền thống ở Việt Nam với các đặc điểm và biểu hiện cụ thể, từ đó khái quát được cả đời sống tinh thần, “tâm tính nhân dân” của người Việt thể hiện trong các công trình nghệ thuật.

3. Bố cục: Chia văn bản thành 3 phần:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “trở thành độc đáo”: Tâm tính nhân dân biểu hiện trong nghệ thuật

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “thẩm mĩ tuyệt vời”: Ngành nghệ thuật truyền thống kiến trúc.

- Đoạn 3: Còn lại: ”: Ngành nghệ thuật truyền thống điêu khắc

4. Giá trị nội dung

- Ca ngợi những ngành nghệ thuật truyền thống của dân tộc

5. Giá trị nghệ thuật

- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận: làm cho đối tượng được nhắc đến trở nên sinh động, cụ thể; khiến cho văn bản có sức thuyết phục với người đọc.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Tâm tính nhân dân biểu hiện trong nghệ thuật 

- Khiếu thẩm mĩ thiên về tinh tế

+ Các ngôi chùa nhỏ bé, những căn nhà thấp và tối của họ đều được trang trí với những màu sắc tươi tắn 

+ Trong nhà, gỗ các cây cột được kiên trì đánh bóng, lóng lánh trong màu sắc tự nhiên

+ Nhưng vật bày chơi nhỏ tinh tế và quý giá tô điểm cho các bàn hay được cất cẩn thận trong rương, hòm

- Nghệ thuật mang tính chất tôn giáo 

+ Phản ánh tín ngưỡng nhiều vẻ của dân tộc

+ Thúc đẩy sự sáng tạo nghệ thuật của người Việt Nam

- Thiên hướng biểu hiện tinh thần của mọi vật 

2. Một số ngành nghệ thuật truyền thống 

a. Kiến trúc 

- Tiêu biểu nhất cho nghệ thuật Việt Nam 

- Đặc trưng của kiến trúc Việt là hình khối và thể nằm ngang, mang tính chất tôn giáo, đều đặn, đối xứng 

- Biểu hiện cụ thể: các điện thờ thấp, một tầng, sân và tòa nhà nối tiếp nhau; mái chùa hạ thấp.

b. Điêu khắc 

 

- Môn nghệ thuật mà người Việt thành công nhất là điêu khắc gỗ 

- Điêu khắc đá ít thấy 

- Điểm đáng chú ý của nền điêu khắc Việt là điêu khắc gỗ, với những pho tượng đẹp mắt có từ thời Lê, phong cách tao nhã. Điêu khắc đá ít được sử dụng trên tượng, chỉ giới hạn trong một vài hình ảnh thể hiện.