Một chuyện đùa nho nhỏ

Một chuyện đùa nho nhỏ bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10


Tác giả

Tác giả An – tôn Sê – khốp

- An – tôn Sê – khốp (1860 – 1904) sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ tại thị trấn Ta – gan – rốc, miền Nam nước Nga. Ông bắt đầu sáng tác truyện ngắn và kịch ngay khi theo học ngành Y tại Trường Đại học Tổng hợp Mát – xcơ – va từ năm 1879. Đến khoảng những năm 1890, Sê – khốp đã được thừa nhận là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga.

- Nam 1904 ông qua đời vì bệnh lao phổi ở một khu điều dưỡng tại nước Đức.

- Văn phong của ông hàm xúc, cô đọng. Phần lớn truyện ngắn của ông là những “truyện không có truyện” 


Tác phẩm

Một chuyện đùa nho nhỏ

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: Truyện ngắn 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn Một truyện đùa nhỏ của Sê – khốp in lần đầu trên tạp chí Dế Mèn của Nga, số 10, ra ngày 12/3/1886. Năm 1899, Sê – khốp chỉnh li, bổ sung câu chữ, thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập Truyện ngắn Sê – khốp. Dịch giả Phan Hồng Giang chuyển ngữ Một chuyện đùa nho nhỏ từ bản tiếng Nga thuộc tuyển tập này.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ I (người kể xưng tôi)

5. Tóm tắt: 

Văn bản kể lại một kỷ niệm giữa nhân vật “tôi” và Na-đi-a, khi cùng nhau trượt tuyết từ trên đồi cao xuống, “tôi” đã đùa Na-đi-a bằng tiếng “anh yêu em” thốt ra cùng tiếng gió, còn Na-đi-a đã tự mình vượt qua nỗi sợ bằng cách trượt tuyết một mình để tìm ra bí ẩn của câu nói đó, nhưng lời yêu vẫn là một bí mật. Câu chuyện khép lại ở nhiều năm sau, Na-đi-a lấy chồng, còn “tôi” vẫn không hiểu vì sao ngày trước mình từng đùa như thế.

6. Bố cục: Văn bản chia làm 2 đoạn

- Phần 1: Từ đầu đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc”: Kể lại câu chuyện của “lúc đó”, kỷ niệm trượt tuyết giữa “tôi” và Na-đi-a cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”.

- Phần 2: Còn lại: Sự thật về câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!”.

7. Giá trị nội dung

- Những dư vị bâng khuâng lạ lùng của tuổi trẻ

- Những cảm xúc ngọt ngào, trong sáng, trẻ trung

8. Giá trị nghệ thuật

- Tình huống truyện đặc sắc, nổi bật

- Các chi tiết đầy gợi mở, lôi cuốn, thu hút bạn đọc

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật “tôi”

- Tình cảm thực sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a không phải là tình yêu như lời “tôi” nói trong tiếng gió. “Tôi” vẫn còn quan sát được cảnh vật xung quanh, và lời nói thì chỉ thì thào trong tiếng gió vun vút.

- Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi" cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa:

+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.

+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.

- Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.

2. Nhân vật “Na – đi- a”

- Na-đi-a vẫn muốn trượt tuyết một mình, để kiểm nghiệm xem nàng còn nghe thấy những lời nói đó không, để được say mê những điều ngọt ngào dù cái giá của nó là một hành động khiến nàng cực kỳ sợ hãi.

- Với Na-đi-a, đó là một câu tỏ tình mà bất kỳ người con gái nào cũng muốn được lắng nghe. Đồng thời, đó còn là câu nàng được nghe trong khoảnh khắc sợ hãi tột cùng, khi tưởng rằng “chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!”.