Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc

Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10


Tác giả

Nguyễn Văn Thạc

Nguyễn Văn Thạc sinh ngày 14 tháng 10 năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội, là con thứ 10 trong 14 anh em của một gia đình thợ thủ công.

Giữa năm 1971, Quân đội Nhân dân Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho những cuộc tổng tấn công trong năm 1972 tại các chiến trường Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ (Bình Long, Bình Phước), trong đó hướng chủ yếu là Quảng Trị. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, cùng với 21 sinh viên của K15 Toán - Cơ (Đại học Tổng hợp) và nhiều sinh viên khác, anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Anh viết cuốn nhật ký "Chuyện đời" từ ngày 2 tháng 10 năm 1971 đến ngày 3 tháng 6 năm 1972; trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị, anh đã gửi cuốn nhật ký cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc. Hai tháng sau, ngày 30 tháng 7 năm 1972 anh đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị.

Năm 2005, cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc đã được Nhà Xuất bản Thanh niên in thành cuốn sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" cùng với nhiều lá thư, hình ảnh về anh. Cuốn Nhật ký này đã gây được tiếng vang lớn trong toàn xã hội và trở thành một sự kiện văn học, phát hành kỷ lục bởi giá trị nhân văn, nghệ thuật từ một tâm hồn cao đẹp, thiết tha yêu quê hương, đất nước.


Tác phẩm

Mãi mãi tuổi hai mươi

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: Nhật ký

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Mãi mãi tuổi hai mươi được trích từ cuốn nhật kí cùng tên 

- Năm 2005, cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc đã được Nhà Xuất bản Thanh niên in thành cuốn sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" cùng với nhiều lá thư, hình ảnh về anh. Cuốn Nhật ký này đã gây được tiếng vang lớn trong toàn xã hội và trở thành một sự kiện văn học, phát hành kỷ lục bởi giá trị nhân văn, nghệ thuật từ một tâm hồn cao đẹp, thiết tha yêu quê hương, đất nước.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự 

4. Tóm tắt: 

Văn bản kể lại những kỉ niệm đáng nhớ của nhân vật “tôi” những ngày ở chiến trường bom đạn

5. Bố cục

Chia văn bản thành 2 đoạn 

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Bạn đi, mình không gặp được”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm bên gia đình, bạn bè quen thuộc.

- Đoạn 2: Còn lại: Những hi vọng của chàng thanh niên khi sắp thực hiện nhiệm vụ mới nơi chiến trường bom đạn 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hoàn cảnh ra đời của văn bản 

- Hình hình đất nước: cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt ở chiếc trường miền Nam

- Lựa chọn của tác giả: từ một chàng sinh viên trẻ tuổi trở thành một bộ đội, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

- Điều kiện viết-sáng tác: trong một buổi đêm nơi chiến trường miền Nam, trước khung cảnh đêm tĩnh mịch, thanh bình, tác giả nhớ về những người đồng đội mà viết thư để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân. 

2. Cái nhìn về cuộc sống

- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.

- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:

+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến

+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ. 

3. Thông điệp từ văn bản 

- Thông điệp của văn bản: Với tuổi trẻ, chúng ta hãy sống hết mình, tình yêu nước và sức trẻ chính là động lực giúp ta cống hiến và có một cuộc đời thực sự ý nghĩa. 

- Văn bản “Mãi mãi tuổi hai mươi” của Nguyễn Văn Thạc như một lời động viên, khích lệ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội. Với tôi, tác phẩm đã củng cố trong tôi niềm tin với những mục tiêu đã chọn và nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực.  

4. Giá trị nội dung: 

- Văn bản như một lời động viên, khích lệ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội.

5. Giá trị nghệ thuật: 

- Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc

- Mạch liên kết các sự kiện được triển khai theo dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ → ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường → cảm xúc khi vào quân ngũ → những trải nghiệm khi hành quân → khoảnh khắc hiện tại.

Bài giải tiếp theo