Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài

Tóm tắt lý thuyết mục 3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài. Từ cuối thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến Nam triều chuyển về Thăng Long, được xây dựng lại hoàn chỉnh


3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài

- Cuối XVI, Nam Triều chuyển về Thăng Long.

- Chính quyền trung ương gồm:

+ Triều đình: đứng đầu là vua Lê, quyền hành bị thu hẹp

+ Phủ Chúa: gồm quan văn, quan võ cao cấp cùng Chúa quyết định chủ trương, chính sách của nhà nước và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện.

- Chính quyền địa phương: chia thành các trấn, phủ, huyện, châu, xã như cũ.

- Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.

- Luật pháp: Tiếp tục dùng Quốc triều hình luật (có bổ sung).

- Quân đội gồm:

+ Quân thường trực (Tam phủ), tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa và 1 số huyện ở Nghệ An, còn gọi là ưu binh.

+ Ngoại binh: tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.

- Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.

Phủ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài

Bài giải tiếp theo
Chính quyền ở Đàng Trong
Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước
Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh.
Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài là gì ?
Em hãy cho biết nguyên nhân suy sụp của triều Lê sơ
Hãy đánh giá vai trò của Vương triều Mạc
Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
Vẽ sơ đồ về tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài, Đàng Trong và so sánh, nhận xét.
Em có nhận định gì về việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát?

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa