Đất nước bị chia cắt

Tóm tắt lý thuyết mục 2. Đất nước bị chia cắt. Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá


2. Đất nước bị chia cắt

a) Chiến tranh Nam - Bắc triều (1545 – 1592)

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc - Bắc Triều.

- Năm 1533, Nguyễn Kim với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc” cùng cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.

- Hai tập đoàn phong kiến đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng, chiến tranh chấm dứt, đất nước thống nhất.

* TẠI SAO NGUYỄN KIM SỬ DỤNG KHẨU HIỆU “PHÙ LÊ DIỆT MẠC”???

- Thời phong kiến, kẻ giết vua, lật đổ ngôi vua được coi là phản tặc, bao gồm cả khi chế độ đó đã suy yếu. Đặc biệt, triều Lê trong quá trình tồn tại của mình lại rất được lòng dân từ con đường hình thành (từ một cuộc khởi nghĩa) đến những chính sách tích cực trong quá trình tồn tại của mình.

- Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” sẽ hợp lòng dân và ngoại bang không có cớ giúp vua Lê để can thiệp hay xâm lược nước ta.

b) Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627-1672)

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.

- Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+ Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà).

- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.

- Sự chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, làm cản trở sự phát triển kinh tế, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.

Lược đồ chiến tranh Trịnh - Nguyễn

Bài giải tiếp theo
Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài
Chính quyền ở Đàng Trong
Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước
Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh.
Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài là gì ?
Em hãy cho biết nguyên nhân suy sụp của triều Lê sơ
Hãy đánh giá vai trò của Vương triều Mạc
Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
Vẽ sơ đồ về tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài, Đàng Trong và so sánh, nhận xét.
Em có nhận định gì về việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát?

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa