Nêu ý kiến của em về vấn đề: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương lớp 7

1. Mở đoạn: - Mỗi học sinh muốn có được sự phát triển tốt nhất về năng lực, đạo đức cần có môi trường học tập tốt.


Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

- Mỗi học sinh muốn có được sự phát triển tốt nhất về năng lực, đạo đức cần có môi trường học tập tốt.

- Để môi trường lớp học luôn xanh, sạch đẹp, việc vệ sinh trường học thường xuyên là điều rất quan trọng.

- Vậy liệu rằng vệ sinh trường học có phải là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương?

2. Thân đoạn:

- Giải thích:

+ Vệ sinh trường học - hoạt động nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất về môi trường, cơ sở vật chất trường, lớp, các trang thiết bị, chế độ vệ sinh dạy học, học tập, tập luyện thể dục, thể thao.

+ Ý nghĩa của việc dọn dẹp vệ sinh trường học: giúp học sinh và các giáo viên có môi trường học tập tốt hơn, xanh sạch đẹp và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cũng như sức khoẻ tốt nhất.

- Vệ sinh trường học không phải chỉ là trách nhiệm của những người lao công được nhà trường trả lương.

+ Vệ sinh trường học là công việc chung của tất cả mọi người ( thầy cô, học sinh).

+ Mỗi cá nhân, đặc biệt là học sinh phải có ý thức bảo vệ môi trường trường học.

+ Môi trường học tập này là của đối tượng nào, người lao công chỉ chịu trách nhiệm những khu vực nào, nếu mỗi người hs chỉ trông chờ vào người lao công mà không biết tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc dọn dẹp vệ sinh trường học thì môi trường sẽ ra sao, đạo đức, nhân cách của mỗi HS sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, ánh mắt mọi người: bạn bè, thầy cô nhìn vào người HS đó sẽ như thế nào,….

- Hiện trạng và hậu quả:

+ Nếu học sinh có thói quen ỷ lại vào những người lao công:

+ Họ xả rác ở bất cứ nơi đâu, không nhặt giấy rác tại chỗ ngồi sau mỗi buổi học.

+ Không sắp xếp lại bàn ghế ngay ngắn.

+ Việc giữ gìn về sinh chung không phải trách nhiệm của một cá nhân cụ thể nào mà đó là trách nhiệm chung của tất cả mọi người

+ Thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng sức lao động của những người lao công, ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách của bản thân người học sinh.

+ Không được yêu mến từ thầy cô và bạn bè xung quanh.

- Giải pháp:

+ Cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học cũng như môi trường xung quanh lớp học, không nên có thái độ ỷ lại vào người khác

+ Nhà trường nên có những hình thức xử phạt những em học sinh xả rác bừa bãi, hay có những quy định về khuôn viên ăn uống của học sinh

+ Gia đình cũng nên nhắc nhở con em mình phải vứt rác đúng nơi quy định và đảm bảo vệ sinh chung.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại ý kiến của mình: Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, học tập và làm việc, vì thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta, đó không phải là công việc của riêng cá nhân nào.

- Liên hệ bản thân: . Khi còn là học sinh, chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh hơn nữa, từ trường học đến môi trường chung bên ngoài xã hội.


Mẫu 1

Ở trường học, học sinh không phải chỉ quan tâm đến chuyện học hành, sách vở. Mà các em còn phải để ý đến nhiều vấn đề khác nữa. Trong đó, không thể không nhắc đến vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học. Vậy mà lại có ý kiến cho rằng vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Bản thân em không đồng tình với ý kiến này.

Hồi trước bố mẹ phải tự dọn dẹp trường lớp, không có cô lao công nhưng bố mẹ vẫn giữ trường lớp sạch sẽ vì đó là trách nhiệm của những học sinh chúng ta”. Đó là lời mà mẹ em vẫn dạy và nhắc nhở chúng em về việc tự giác vệ sinh trường lớp. Con người khác với loài vật ở đặc điểm là biết giữ gìn vệ sinh không gian sống để bảo vệ sức khỏe, tránh được bệnh tật, tạo nên môi trường sống trong sạch, lành mạnh.

Tất cả các học sinh từ khi học lớp một đã được nghe và thực hiện các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp. Như quét dọn lớp học, lau bàn ghế, vứt rác vào thùng… Những hành động đó không chỉ giúp trường lớp luôn sạch sẽ, mà còn giúp rèn luyện tinh thần tự giác, thái độ cho các em học sinh.

Các cô nhân viên lao công đúng là người chịu trách nhiệm chính trong việc vệ sinh trường lớp, tuy nhiên mỗi học sinh phải có thái độ trân trọng nghề nghiệp, biết ơn người đã giữ vệ sinh chung cho môi trường học tập. Không những vậy, mỗi bạn học sinh cần tự giác giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học, không được tự ý bầy bừa, vấy bẩn lớp học. Bởi hơn hết, một lớp học sạch sẽ sẽ tốt cho việc học tập và sức khỏe của chúng ta. Hơn nữa, giữ vệ sinh là hành động đúng đắn và là trách nhiệm của mọi người.

Chính vì vậy, giữ gìn về sinh trường học, lớp học, xây dựng môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện và an toàn là trách nhiệm của mỗi học sinh. Một việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong cộng đồng.


Mẫu 2

Để mỗi học sinh có được sự phát triển tốt nhất về năng lực, đạo đức, điều quan trọng là cần tạo được cho các bạn môi trường học tập tốt nhất, môi trường ở đây được hiểu theo cả nghĩa ẩn dụ là quá trình giảng dạy của thầy cô và theo nghĩa thực: sự xanh, sạch, đẹp của môi trường sống, khuôn viên trường học, lớp học. Để môi trường lớp học luôn xanh, sạch đẹp, việc vệ sinh trường học thường xuyên là điều rất quan trọng. Nhiều ý kiến cho rằng vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương Sự thực liệu có phải và có nên như vậy?

Trường học là cơ sở giáo dục, là môi trường cung cấp không gian học tập cho học sinh dưới sự chỉ đạo của các giáo viên. Vệ sinh trường học là các hoạt động nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất về môi trường, cơ sở vật chất trường, lớp, các trang thiết bị, chế độ vệ sinh dạy học, học tập, tập luyện thể dục, thể thao. Việc đảm bảo vệ sinh trường lớp sạch sẽ giúp học sinh và các giáo viên có môi trường học tập tốt hơn, xanh sạch đẹp và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cũng như sức khoẻ tốt nhất.

Nhiều ý kiến cho rằng vệ sinh trường học chỉ là trách nhiệm của những người lao công được nhà trường trả lương, đây là ý kiến hoàn toàn sai lầm. Bởi trường học là môi trường học tập chung của tất cả học sinh và giáo viên, nơi đây học sinh sẽ được tiếp thu, lĩnh hội kiến thức góp phần phát triển bản thân mình. Chính bởi lẽ đó, học sinh là đối tượng quan trọng nhất chịu ảnh hưởng bởi môi trường trường học, đáng ra họ chính là người phải biết giữ gìn và đảm bảo sạch sẽ môi trường học tập của chính mình. Những người lao công không thể dọn hết được tất cả giấy rác ở mọi ngóc ngách trong phòng học, mà những nơi đó học sinh nên tự mình nâng cao ý thức không vứt rác bừa bãi và không ỷ lại vì có những người lao công. Hơn nữa, nếu học sinh vẫn có thói quen ỷ lại vào những người lao công như vậy, họ vẫn sẽ xả rác ở bất cứ nơi đâu, không nhặt giấy rác tại chỗ ngồi sau mỗi buổi học, không sắp xếp lại bàn ghế ngay ngắn thì chính họ đang là người khiến môi trường học tập của mình thêm tồi tệ hơn. Việc giữ gìn về sinh chung không phải trách nhiệm của một cá nhân cụ thể nào mà đó là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, những người trực tiếp học tập và phát triển trong môi trường đó. Không những vậy, những suy nghĩ lệch lạc đó còn có thể dẫn đến một thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng sức lao động của những người lao công, ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách của bản thân người học sinh. Những người như vậy sẽ không được sự yêu mến từ thầy cô và bạn bè xung quanh.

Nhiều học sinh cho rằng gia đình đã bỏ tiền cho nhà trường thuê lao công và họ phải có trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh. Vì thế nên học sinh sẵn sàng mang đồ ăn đồ uống vào lớp học và sau khi ăn uống xong họ vứt rác vào hộc bàn, trên ghế hay bất cứ nơi đâu. Sau giờ học, những người lao công phải vất vả dọn dẹp khu vực xung quanh lớp học và cả trong lớp học nhưng không thể đi từng hộc bàn để dọn dẹp được. Thế nên, lâu dần chính nơi học tập của những học sinh sẽ bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của học sinh đó.

Ý kiến trên là không đúng đắn. Mỗi chúng ta, là học sinh cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học cũng như môi trường xung quanh lớp học, không nên có thái độ ỷ lại vào người khác. Để nâng cao ý thức của học sinh, nhà trường nên có những hình thức xử phạt những em học sinh xả rác bừa bãi, hay có những quy định về khuôn viên ăn uống của học sinh nhằm hạn chế tối đa tình trạng xả rác bừa bãi trong trường học. Gia đình cũng nên nhắc nhở con em mình phải vứt rác đúng nơi quy định và đảm bảo vệ sinh chung.

Tóm lại, giữ gìn vệ sinh tốt sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con người phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất. Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, học tập và làm việc, vì thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta, đó không phải là công việc của riêng cá nhân nào. Khi còn là học sinh, chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh hơn nữa, từ trường học đến môi trường chung bên ngoài xã hội.


Mẫu 3

Trong buổi sinh hoạt lớp gần đây, sau khi lớp trưởng thông báo lịch phân công công việc lao động cho tuần tiếp theo, bạn Hùng đã tỏ ý kiến rằng: "Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương." Đây là một quan điểm thực sự không chính xác và đầy định kiến.

Lý do là trường học không chỉ là nơi làm việc của những người lao công mà còn là ngôi nhà chung của tất cả học sinh. Chúng ta dành phần lớn thời gian hàng ngày tại trường để học tập, rèn luyện, tham gia sinh hoạt và vui chơi. Do đó, việc hợp tác để duy trì vệ sinh trường học là một hoạt động hoàn toàn bình thường và đúng đắn.

Ngoài ra, trường học không chỉ là nơi chúng ta học kiến thức từ sách vở mà còn là nơi chúng ta học những kỹ năng sống cơ bản và kiến thức về đời sống. Trong quá trình học tập, chúng ta tham gia các hoạt động như trồng cây, chăm sóc vườn hoa và dọn dẹp vệ sinh lớp học, sân trường theo lịch trình đã được xếp.

Thêm vào đó, các công việc dọn dẹp lớp học và trường học được phân công đều là những công việc nhẹ nhàng, với phạm vi nhỏ và mỗi lớp chỉ phải đảm nhận trách nhiệm dọn dẹp trong phạm vi nhỏ của mình. Những công việc này chủ yếu nhằm rèn luyện tinh thần tự giác, kỹ năng phân công công việc và làm việc nhóm, đồng thời củng cố kỹ năng sống quan trọng. Trái lại, các công việc dọn dẹp quy mô lớn và nặng nhọc như quét sân trường, lau chùi nhà vệ sinh thường do những người lao công chuyên nghiệp thực hiện.

Do đó, quan điểm rằng "Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương" là không chính xác. Quan điểm này có thể dẫn đến các hành động và lời nói không đúng đắn, gây tổn thương đến người khác và thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với tập thể và môi trường sống. Do đó, em cho rằng, mỗi học sinh chúng ta nên có ý thức tự giác trong mọi hoạt động tập thể, không chỉ trong công việc dọn dẹp trường học.


Mẫu 1

Con người, với đặc điểm khác biệt so với loài vật, hiểu rõ về việc giữ gìn vệ sinh không gian sống để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn bệnh tật và tạo ra một môi trường sống trong sạch và lành mạnh. Một trong những thói quen quan trọng mà mỗi học sinh cần phải áp dụng là biết giữ gìn vệ sinh trường lớp. Hành động nhỏ này mang lại ý nghĩa to lớn đối với tập thể và cộng đồng. Vì vậy, chúng ta cần phải từ bỏ quan điểm: "Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương."

Giữ gìn vệ sinh trường lớp không chỉ là việc duy trì sạch sẽ mà còn là cách bảo vệ không gian học tập khỏi bẩn, ô nhiễm và các loại rác thải, vi khuẩn có thể gây hại. Việc này đặt ra câu hỏi tại sao cần phải quan tâm và giữ gìn vệ sinh trường lớp. Trường học và lớp học là nơi học sinh dành thời gian học tập và giải trí. Đây là không gian chung, nơi tập trung đông đảo học sinh, do đó, có nguy cơ nhiễm bẩn cao từ rác thải và thức ăn. Nếu trường học và lớp học không được giữ gìn vệ sinh, đó có thể làm suy giảm sức khỏe và hiệu suất học tập. Ngược lại, một không gian học tập sạch sẽ và an toàn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho học tập hiệu quả, đồng thời giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của học sinh.

Việc giữ gìn vệ sinh trường lớp là trách nhiệm của từng học sinh. Mỗi học sinh phải thể hiện tinh thần tự giác và trách nhiệm trong tập thể. Tôn trọng và giữ gìn vệ sinh trường lớp là một hành động xuất phát từ ý thức tự giác và trách nhiệm xây dựng tập thể học sinh. Hơn nữa, biết giữ gìn vệ sinh không chỉ là việc duy trì môi trường sạch sẽ mà còn là lối sống lành mạnh, văn minh và tiến bộ.

Một số học sinh có suy nghĩ lệch lạc, cho rằng việc giữ gìn vệ sinh trường lớp là trách nhiệm của những người lao công. Mặc dù điều này không hoàn toàn sai, nhưng việc chủ quan, bày bừa trong lớp học và chỉ trách nhân viên lao công làm sạch đã tạo ra suy nghĩ và hành động thiếu tính trách nhiệm và đồng đội. Mỗi học sinh cần phải nhận thức và trân trọng nghề nghiệp của những người giữ gìn vệ sinh và đồng thời tự giác giữ gìn vệ sinh trường lớp. Họ không nên tùy ý bôi bẩn hay vứt rác, mà ngược lại, cần phải hiểu rằng sự sạch sẽ của lớp học là lợi ích chung cho tất cả. Việc này không chỉ giúp cải thiện môi trường học tập mà còn xây dựng tính cách và tư duy tích cực cho học sinh.

Để thực hiện mục tiêu giữ gìn vệ sinh trường lớp, học sinh có thể áp dụng những biện pháp như không vứt rác bừa bãi, dọn vệ sinh lớp vào đầu và cuối giờ học, thực hiện các hành động giữ gìn không gian chung một cách đúng đắn. Cần phải tạo thói quen tự giác, không mang thức ăn và đồ uống có thể gây rơi lên lớp học, và tham gia tích cực vào các hoạt động vệ sinh tập thể. Quan trọng nhất, học sinh cần phải nhận thức rằng giữ gìn vệ sinh trường lớp không chỉ là trách nhiệm của người khác mà còn là trách nhiệm của chính họ, để xây dựng một môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện và an toàn.


Mẫu 2

Trong những nguyên tắc Bác Hồ đã dạy, điều thứ tư được nhấn mạnh chính là "Giữ gìn vệ sinh thật tốt". Trong cuộc sống hàng ngày, việc giữ gìn vệ sinh trở thành một phần quan trọng, và môi trường cần phải được bảo quản đặc biệt chặt chẽ. Trong số các môi trường cần được giữ gìn vệ sinh, trường học là nơi đáng chú ý nhất. Tuy nhiên, một quan điểm sai lầm đang xuất hiện: "Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương."

Vệ sinh là biện pháp phòng bệnh, duy trì và nâng cao sức khỏe. Sống sạch sẽ, khoa học và văn minh là cách sống vệ sinh. Nó bao gồm nhiều khía cạnh như vệ sinh thân thể, ăn uống vệ sinh, sinh hoạt vệ sinh, lao động vệ sinh, cá nhân vệ sinh, vệ sinh công cộng và môi trường. Đây là những điều cơ bản mà mọi người cần biết và thực hiện để duy trì vệ sinh. Việc rửa tay trước khi ăn, đánh răng hàng ngày, tắm rửa, giữ quần áo sạch sẽ đều là những hành động cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có một quan điểm sai lệch đang xuất hiện, khi một số người cho rằng vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công, không phải của học sinh.

Trong môi trường học đường, tình trạng "ô nhiễm" đã trở thành hiện thực, và đáng tiếc là ý thức của học sinh và sinh viên về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp đang rất kém. Dù đã được giáo dục kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường từ mẫu giáo đến đại học, nhưng thực tế là tình trạng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường là phổ biến. Nhiều học sinh vứt rác lung tung, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học, không khí học tập và sinh hoạt. Ngoài việc vứt rác, nhiều học sinh còn vẽ bậy trên bàn, tường, tạo nên một không gian học tập không sạch sẽ.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu ý thức này có thể xuất phát từ thói lười biếng, lối sống ích kỷ và thiếu nhận thức về trách nhiệm cá nhân. Họ có quan điểm rằng vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công và không cần phải tự giác giữ gìn. Điều này đã tạo nên một thói quen xấu khó sửa đổi, và nguy cơ tiếp tục tình trạng lạc hậu về vệ sinh trong môi trường học.

Chúng ta, như học sinh, cũng cần phải có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh môi trường và tích cực tham gia các hoạt động như "Ngày Chủ nhật xanh", tổng vệ sinh trường lớp, tham gia trồng cây, và tránh việc xả rác bừa bãi. Bảo vệ trường học không chỉ là trách nhiệm của người lao công mà còn là trách nhiệm của tất cả chúng ta.


Mẫu 3

Trước kia, khi bố mẹ không có lao công để dọn dẹp trường lớp, họ vẫn tự giữ gìn sạch sẽ trường lớp vì đó là trách nhiệm của chính những học sinh như chúng ta. Điều này là điều mà mẹ em luôn nhắc nhở và dạy bảo chúng em về việc tự giác vệ sinh trường lớp. Con người khác biệt với loài vật ở chỗ họ có khả năng duy trì vệ sinh không gian sống để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tật và tạo ra môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh. Một trong những thói quen quan trọng mà mỗi học sinh cần phải có là giữ gìn vệ sinh trường lớp.

Hành động này không chỉ là một công việc nhỏ mà còn mang ý nghĩa lớn đối với cả tập thể và cộng đồng. Ở trường học, học sinh cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề khác ngoài việc học bài, đọc sách. Trong đó, vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học là không thể phớt lờ. Điều này không phải là vấn đề mới hay quá lớn lao. Tất cả học sinh từ lúc mới học lớp một đã được khuyến khích và hướng dẫn thực hiện các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp như quét dọn, lau chùi, vứt rác vào thùng, v.v.

Những hành động này không chỉ giúp duy trì sạch sẽ trường lớp mà còn giúp phát triển tinh thần tự giác và thái độ tích cực trong học sinh. Mặc dù có vẻ không khó khăn hay nặng nề, nhưng vẫn có một số học sinh không chú ý và thực hiện đúng như tinh thần chung. Điều này đã làm giảm tinh thần tự giác của cả tập thể, tạo ra trở ngại trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học và hình thành tính cách lười biếng, thiếu nghiêm túc trong hoạt động tập thể.

Chính vì thế, chúng ta cần phải chú trọng đến việc khuyến khích tinh thần tự giác và thực hiện giữ gìn vệ sinh lớp học trong mỗi học sinh. Điều này có thể bắt đầu từ việc tuyên truyền về ý nghĩa và vai trò quan trọng của hoạt động giữ gìn vệ sinh, đến việc phân công nhiệm vụ và nhắc nhở cụ thể để tạo thói quen cho học sinh. Nhờ vào những biện pháp này, chúng ta có thể hình thành một cộng đồng học sinh có ý thức cao về giữ gìn vệ sinh lớp học, từ đó rèn luyện tinh thần tự giác và xây dựng một môi trường học tập luôn sạch sẽ, thoáng đãng.

Mặc dù nhân viên lao công đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì vệ sinh trường lớp, nhưng mỗi học sinh cũng phải có thái độ trân trọng nghề nghiệp và biết ơn những người đã giữ vệ sinh cho môi trường học tập. Hơn nữa, mỗi học sinh cần phải tự giác giữ gìn vệ sinh không chỉ trong lớp học mà còn ở ngoại ô, không làm bừa bãi, vứt rác lung tung. Vì sự sạch sẽ của lớp học không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Nhìn chung, việc giữ gìn vệ sinh trường học và lớp học là trách nhiệm của mỗi học sinh. Đây không chỉ là một công việc nhỏ mà còn là đóng góp quan trọng vào môi trường học tập, xây dựng một cộng đồng học sinh có ý thức và trách nhiệm.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến