Nêu suy nghĩ của em về vấn đề trò chơi điện tử là không tốt (ý kiến đồng tình) lớp 7
1. Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề, nêu khái quát về trò chơi điện tử ở giới trẻ trong xã hội hiện nay và tác hại của nó.
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn:
Dẫn dắt vấn đề, nêu khái quát về trò chơi điện tử ở giới trẻ trong xã hội hiện nay và tác hại của nó.
2. Thân đoạn:
- Nêu thực trạng về ảnh hưởng của trò chơi điện tử, game online đối với giới trẻ trong xã hội hiện nay (hai mặt tốt, xấu của trò chơi điện tử)
- Lợi ích trò chơi điện tử mang lại:
+ Là phương tiện giải trí thú vị giúp thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau học tập và công việc.
+ Phương tiện thuận lợi, dễ dàng để giao lưu, trò chuyện, kết bạn với nhiều người xung quanh.
- Tác hại tiêu cực của trò chơi điện tử:
+ Tiếp xúc với môi trường mới lạ của thế giới ảo khiến giới trẻ (học sinh, sinh viên,..) dễ “nghiện” trò chơi điện tử.
+ Có thể khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng giảm sút (học sinh quá say mê với trò chơi dẫn đến trốn học, bỏ tiết, lơ đễnh trong giờ học,...)
+ Thường xuyên thức khuya, ngồi hàng giờ trước máy tính chơi game khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng (cận thị, đau đầu, bệnh huyết áp, suy nhược cơ thể,...)
+ Học sinh dễ bị lôi kéo, học thói xấu, sa vào tệ nạn xã hội (môi trường trò chơi đôi khi tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp, học sinh dễ tiếp xúc với các yếu tố kém lành mạnh, ý thức tự chủ ở giới trẻ còn kém,...)
+ Các bạn trẻ dễ mất kiểm soát về tiền bạc, thời gian (nhu cầu cạnh tranh, khẳng định bản thân trong trò chơi yêu cầu các em bỏ nhiều tiền vào game để nâng cấp trang bị, mua sắm, dành nhiều thời gian cày game để đạt thứ hạng cao,...)
- Nguyên nhân:
+ Các trò chơi điện tử ngày phát triển đa dạng, phong phú, tính năng ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn: đồ họa đẹp, âm thanh sống động, môi trường giao lưu, kết bạn, trò chuyện năng động,... thu hút nhiều người chơi.
+ Các sản phẩm điện tử (laptop, iPad, điện thoại thông minh) ngày càng phổ biến, các trò chơi điện tử ngày càng thuận lợi tiếp cận với người dùng mọi lứa tuổi.
+ Nhiều cửa hàng trò chơi điện tử mọc lên quanh các trường học.
+ Tâm lý lứa tuổi học sinh, sinh viên thích thể hiện bản thân trong thế giới ảo.
+ Bản thân học sinh, sinh viên chưa có khả năng tự ý thức tốt trong việc phân chia quỹ thời gian vui chơi và học tập.
+ Phụ huynh bận rộn công việc, ít dành thời gian quan tâm, quản lý con cái.
+ Các cơ quan chưa có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc phân quyền sử dụng, giới hạn lứa tuổi người chơi trò chơi điện tử.
- Lời khuyên:
+ Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho việc quan tâm, chăm sóc, quản lý con cái.
+ Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh giúp học sinh bớt căng thẳng sau giờ học.
+ Các cơ quan, tổ chức kiểm soát nghiêm ngặt hơn trước khi đưa trò chơi điện tử ra thị trường.
+ Bản thân học sinh, sinh viên nên tự xây dựng ý thức cá nhân trong việc phân chia hợp lý quỹ thời gian học tập và vui chơi game điện tử online.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề game online, thực trạng nghiện game online (khái quát lại quan điểm, thái độ, nhận xét hoặc nhận xét của riêng em về ảnh hưởng của trò chơi điện tử trong các phần trên).
- Đưa ra ý kiến mở rộng, lời bình luận hoặc phương hướng giải quyết vấn đề theo ý của em (nếu có)
Mẫu 1
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay, trò chơi điện tử càng trở nên phổ biến trong xã hội, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, thanh – thiếu niên. Trò chơi điện tử là các trò chơi giải trí được chơi trên các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, smartphone,… Trò chơi điện tử có hình thức khá đa dạng, độ hấp dẫn cao với hệ thống đồ họa kích thích thị giác, thao tác mượt mà, tạo hứng thú cho người chơi.
Như một tờ giấy có hai mặt, trò chơi điện tử khi được con người sử dụng vừa có những lợi ích tích cực, nhưng lại vừa tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực. Về mặt tích cực, trò chơi điện tử là một dạng của hoạt động giải trí, giúp con người có thể thư giãn, giảm stress sau những giờ học, giờ làm việc mệt mỏi. Không chỉ vậy, trò chơi điện tử cũng có tác dụng kích thích tư duy, trí não và sự nhanh nhạnh, nhạy cảm trong phản xạ của con người. Thế nhưng, do cách sử dụng chưa hợp lý của con người mà vô tình, trò chơi điện tử đã gián tiếp tạo ra những tệ nạn, thói xấu trong xã hội.
Có thể lấy ví dụ là tình trạng nghiện game, nghiện chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh. Rất nhiều em học sinh dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi điện tử, thậm chí bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để đi chơi điện tử, nạp thẻ game,… Tình trạng này gây ra hậu quả khôn lường, không chỉ ảnh hưởng đến tình hình học tập của học sinh mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của con người, an ninh trật tự của xã hội. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về trò chơi điện tử và tạo cho mình lối sống văn minh, cao đẹp.
Mẫu 2
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại nhiều tệ nạn xã hội. Giờ đây, các nhà tâm lí học ở nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó với việc nghiện trò chơi điện tử bởi nó là một món tiêu khiển hấp dẫn.
Trên thị trường có nhiều loại Game bạo lực như “Biệt đội thần tốc”, “Đột kích”,… đang làm giới nghiện game lên cơn sốt. Tuy khác nhau về cách chơi nhưng các game trên đều có điểm chung là người chơi nhập vai trực tuyến để chém, bắn và giết người mà không suy nghĩ, chỉ cần giết càng nhiều người càng tốt. Hiện nay, nạn chơi điện tử hay nói cách khác là những trò chơi game online đang ngốn không ít thời gian học tập của các các cô cậu học trò. Game Online đang là một hình thức giải trí “hót” nhất, ngày càng chứng tỏ một sức hút mạnh mẽ đến cộng đồng.
Ngoài sự lãng phí quá rõ về thời gian, tiền bạc, chơi game nhiều trên máy tính còn làm hại đôi mắt, làm giảm sút trí lực. Ngày nay, tỉ lệ trẻ em bị cận thị, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, thể lực, tổn thương đôi tay, viêm khớp, béo phì,… đang gia tăng mà hậu quả là từ việc ngồi lì bám trụ bên máy tính. Nguy hiểm hơn, các em dễ bị chìm đắm vào thế giới ảo của game. Game không chỉ làm suy đồi nhân cách mà còn huỷ hoại tương lai của cả một đời người. Học sinh, tuổi trẻ là tương lai đất nước. Những với một số lượng lớn những người trẻ tuổi nghiện game như hiện nay, không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Đó là một câu không nhỏ đặt ra cho xã hội!
Hơn ai hết, những người làm cha làm mẹ cần hiểu rõ con cái. Để từ đó có thể phòng ngừa, phát hiện sớm và ngăn chặn những thói hư tật xấu đang len lỏi, ăn mòn hành vi, nhân cách con mình em mình. Gia đình hãy quan tâm, chia sẻ với con cái nhiều hơn, có những định hướng tốt cho các em. Bên cạnh gia đình, nhà trường và Đoàn thanh niên phải tạo ra nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh cho học sinh như: tổ chức ngoại khóa, văn nghệ, thể thao, tuyên truyền giáo dục đạo đức,… giúp thanh thiếu niên có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, hòa nhập với đời sống thực,…
Nghiện game online đem lại những hậu quả xấu khôn lường về tâm lí, thể xác, trí tuệ và tâm hồn cũng như các mối quan hệ xung quanh. Mỗi thanh thiếu niên học sinh chúng ta cần phát huy sức mạnh của internet, đừng để mặt trái của nó như game online làm hại tới giới trẻ.
Mẫu 3
Chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn của những trò chơi giải trí đặc biệt là trò chơi điện tử (hay còn gọi là game online). Hiện nay, khi nhu cầu giải trí của con người tăng cao, kéo theo đó là hàng ngàn trò chơi điện tử ra đời cũng là lúc con người đắm chìm, tiêu tốn nhiều thời gian vào thú vui tiêu khiển này.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà trò chơi điện tử mang lại. Đầu tiên, nó là phương tiện giải trí thú vị giúp thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau học tập và công việc giúp con người dễ dàng để giao lưu, trò chuyện, kết bạn với nhiều người xung quanh. Bên cạnh đó, nếu bạn thực sự có khả năng, bạn cũng trở thành một người chơi game chuyên nghiệp và trở nên nổi tiếng. Ngoài ra, trò chơi điện tử có vô vàn những tác hại khó lường đối với con người. Khi tiếp xúc với môi trường mới lạ của thế giới ảo khiến giới trẻ (học sinh, sinh viên,..) dễ “nghiện” trò chơi điện tử và khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng giảm sút. Việc thường xuyên thức khuya, ngồi hàng giờ trước máy tính chơi game khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tác hại nữa chính là việc các bạn trẻ dễ mất kiểm soát về tiền bạc, thời gian, các em bỏ nhiều tiền vào game để nâng cấp trang bị, mua sắm, dành nhiều thời gian cày game để đạt thứ hạng cao,… Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến đó là các trò chơi điện tử ngày phát triển đa dạng, phong phú, tính năng ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn: đồ họa đẹp, âm thanh sống động, môi trường giao lưu, kết bạn, trò chuyện năng động,... thu hút nhiều người chơi. Các sản phẩm điện tử (laptop, ipad, điện thoại thông minh) ngày càng phổ biến, các trò chơi điện tử ngày càng thuận lợi tiếp cận với người dùng mọi lứa tuổi. Ngoài ra còn là do các bậc phụ huynh bận rộn công việc, ít dành thời gian quan tâm, quản lí con cái, các cơ quan chưa có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc phân quyền sử dụng, giới hạn lứa tuổi người chơi trò chơi điện tử.
Mỗi người một hành động nhỏ chung tay cùng nhau giải trí theo chiều hướng tích cực, kiểm soát được hành vi chơi điện tử của mình, dành thời gian cho các hoạt động vui chơi giải trí khác để cuộc sống thú vị hơn, lành mạnh hơn. Trò chơi điện tử có những ý nghĩa riêng, điểm tốt riêng của nó, hãy tận dụng những điểm tốt đó để xã hội phát triển tốt hơn.
Mẫu 1
Công nghệ thông tin càng phát triển, kéo theo những chiều hướng xấu càng dễ xảy ra. Do sự phổ cập tràn lan của thời buổi công nghệ. Mạng internet phát triển dẫn đến những hệ lụy từ nó. Mà trong đó có hiện tượng nghiện game đang diễn ra ngày một phức tạp.
Nghiện game đã trở thành một thói xấu xuất hiện trong cuộc sống của con người. Đặc biệt là trong giới trẻ. Nghiện game là hiện tượng các bạn trẻ đam mê những trò chơi trên màn hình máy tính. Những trò chơi của thế giới ảo, được xây dựng trên cơ sở các thuật toán.
Game đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho cuộc sống của con người. Đó là về mặt giải trí, giúp con người giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình làm việc. Nhưng dần dần, do nhu cầu của con người. Làm cho những nhà phát triển biến game thành thứ giúp họ kiếm tiền. Chính vì vậy, những tựa game hấp dẫn hơn được ra mắt. Và sự hiếu kì, cuốn hút của những tựa game đó đã tác động đến một bộ phận con người.
Game đem lại cho con người ta sự đam mê, khả năng thể hiện bản thân ở trong đó. Thôi thúc con người vươn lên về phía trước. Những người nghiện game không tự ý thức được cuộc sống trong game và thế giới thực tại. Họ đắm chìm vào, khám phá thế giới game mà quên mất bản thân mình. Quên đi những việc xung quanh, mà chỉ coi việc sống trong thế giới game mới là điều quan trọng nhất.
Tình trạng nghiện game của con người, đặc biệt là giới trẻ quả thực là vấn đề khó khăn để giải quyết. Bởi sức hút của game là rất lớn, mà những người trẻ. Những người đang bước vào ngưỡng tuổi trưởng thành, những người luôn tò mò khám phá những điều mới lạ. Thì việc game hấp dẫn họ là một điều hết sức bình thường. Có rất nhiều người đã bị suy kiệt cho chơi game trong thời gian quá dài. Hay nặng hơn là dẫn đến mất mạng.
Không chỉ thế, những người nghiện game còn đánh mất tương lai của chính bản thân mình. Họ chìm đắm trong thế giới game mà quên mất cuộc sống hiện tại. Xa lánh cuộc sống, không giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. Khiến họ bị cô lập, không thể thích nghi được cuộc sống. Hay ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. Những người vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường mà nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập.
Nghiện game vừa tốn thời gian, tiền bạc vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Biết bao nhiêu vụ việc đau thương chỉ vì kiếm tiền chơi game mà gây ra những cái chết thương tâm.
Hình ảnh những cậu bé còn thắt khăn quàng đỏ, bước chân vào những quán game vẫn xuất hiện hàng ngày. Những cậu bé còn quá nhỏ cũng học đòi theo các anh lớn học tập hút thuốc, chửi bậy. Tất cả đều diễn ra ở những quán game công cộng. Bởi tiếp xúc với môi trường xấu làm các em cũng nhiễm dần thói xấu.
Cuộc hành trình đến tương lai của mỗi người đều rất dài. Mà thời gian cho quá trình ấy chẳng phải là hữu hạn. Vì vậy, nếu chúng ta mải mê vào những trò chơi điện tử. Những thứ có thể làm cho chúng ta nhất thời say đắm. Mà quên đi công việc chúng ta cần phải làm, đó là học tập không ngừng. Để có thể vững bước vào tương lai. Thì chúng ta cần xem xét thật kĩ.
Chúng ta cần tự ý thức cá nhân, tự điều khiển hành vi của bản thân. Biết cái gì đúng, cái gì sai mà tránh xa tệ nạn. Chơi game không xấu, nhưng nếu nghiện game lại là việc đáng lên án. Con người nếu tách ra khỏi cuộc sống thực tế, chẳng khác gì người thừa mà không được xã hội công nhận. Là con người sống trong xã hội, cần phải biết sống sao cho đúng đắn.
Nghiện game đang là một vấn đề mà nhiều người quan tâm, tìm giải pháp khắc phục. Nhưng hơn hết, đó là ý thức của bản thân mỗi người tham gia vào thế giới ảo này. Thế giới ảo, thì sẽ chẳng bao giờ là thật được. Và con người, hãy làm chủ hành vi của bản thân mình, từ đó làm chủ cuộc đời mình. Tương lai còn ở phía trước, và cuộc sống hiện thực đang chờ đón chúng ta trải nghiệm.
Mẫu 2
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Hiện tượng này vừa tạo thuận lợi vừa đặt ra những thách thức cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó chính là nạn game online trong trường học. Điều này đang gây ra nhiều nhức nhối đối với phụ huynh, học sinh và giáo viên.
Game online là trò chơi qua mạng Internet, nó giúp cho con người giải trí căng thẳng mệt mỏi. Thực ra game online chỉ là thú vị tiêu khiển những lúc rảnh rỗi. Nhưng khi nó đã trở thành vấn nạn trong học đường thì mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng.
Đây là thực trạng rất phổ biến tại trường học, trò chơi qua mạng đã thu hút học sinh, dẫn dụ các em mê mệt, bỏ bê chuyện học hành. Một khi đã sa vào game và bị mê hoặc thì rất khó để thoát ra ngoài. Bởi vậy đây đang là vấn đề nhức nhối đối với nhiều người, để lại hậu quả đáng lo ngại.
Ở lứa tuổi học sinh, những cái mới dễ bị du nhập, các em dễ bị dụ dỗ, lôi cuốn. Và các trò chơi đầy kích thích, dễ gây nghiện trên mạng sẽ nhanh chóng khiến các em quên đi việc của mình bây giờ là học.
Ở xung quanh nhiều trường học, các quán game mọc lên nham nhảm và hoạt động với công suất lớn, có thể là cả ngày lẫn đêm. Những trò chơi ảo trên mạng xã hội đã dẫn các em bước vào một thế giới khác: ma mị, kiếm hiệp, bắn súng, ác quỷ… Mỗi trò chơi đều khiến cho trí não các em không thể kiềm chế được.
Game online là “kẻ giấu mặt” dẫn dụ các em bỏ bê việc học hành, bạn bè để ngày đêm đắm chìm trong thế giới mạng ảo. Nguyên nhân của vấn nạn game online xuất phát từ nhiều vấn đề. Lứa tuổi học sinh không kiềm chế được bản thân, dễ sa ngã. Phụ huynh không có thời gian quan tâm, chăm sóc đầy đủ cho con cái nên các em thiếu thốn đi tình yêu thương của bố mẹ. Chỉ biết tìm đến thế giới ảo để sống, để giải trí. Một số khác thì muốn khẳng định bản thân, đua đòi theo bạn bè nên cũng đã bước chân vào thế giới “vui vẻ” này.
Khi vấn nạn game ngày càng lấn sâu thì các em mới thấy được hậu quả của nó lớn như thế nào. Vì game nên sẵn sàng bỏ học ngồi quán game cả ngày, thậm chỉ bỏ bê ăn uống, bỏ nhà ra đi cũng vì game.
An là học sinh trường THPT C, vì quá nghiện game nên có thời gian mấy ngày An không về nhà, ăn, ngủ tại quán game. Game không những khiến cho các em không có thời gian học tập, sao nhãng mọi việc mà còn khiến cho tâm trí các em không còn tỉnh táo nữa, đầu óc u mị, không tư duy. Có nhiều bạn vì không có tiền chơi game nên đã nảy sinh ra hành động trộm cắp tiền. Đây là điều thật đáng buồn.
Game online - vấn nạn học đường đang khiến cho nhiều trường học, nhiều gia đình, nhiều học sinh đau lòng. Hậu quả của nó để lại quá lớn, ý thức của các em về game chưa sâu, chưa được giáo dục, các em chưa vượt qua được cám dỗ của cuộc đời.
Để hạn chế tình trạng này trong trường học thì các thầy cô giáo cần phải tuyên truyền, có những buổi giao lưu, giáo dục cho các em hiểu game online có tác hại như thế nào. Để các em nhận thức được điều này thì chắc chắn các em sẽ tránh xa. Những bạn bị dính vào game, nghiện game thì cần có biện pháp đưa các em trở lại với trường học.
Mọi người đều có thể chung tay đẩy lùi game online bằng việc tuyên truyền, giáo dục tác hại của việc nghiện game để các bạn học sinh có thể có môi trường học tập lý tưởng và lành mạnh nhất.
Mẫu 3
Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói "Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?
Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tất cả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thích tính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực.
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính của mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư giả. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ở các câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?
Còn rất nhiều sai lầm của người chơi điện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấy mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!
Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng, để bạn bè xa lánh.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Nêu suy nghĩ của em về vấn đề trò chơi điện tử là không tốt (ý kiến đồng tình) lớp 7 timdapan.com"