Nêu cảm nhận của em về vai trò lãnh đạo của Lý Công Uẩn với vận mệnh đất nước qua bài Chiếu dời đô

Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế


Bài mẫu 1

      Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi . Có thể nói , với trí tuệ anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thỏa mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lý Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại . “Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .


Bài mẫu 2

     Lý Công Uẩn quả thật là một vị vua anh minh và tài giỏi! Có thể khẳng định như vậy là bởi, khi lên ngôi, ông đã đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt cho việc phát triển của đất nước ta. Đó là quyết định dời đô. Lý công uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La là vì xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm no muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô. Xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng, bằng phẳng mà thoáng đãng, muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi. Đó quả thật là một quyết định sáng suốt? Tóm lại Lý công uẩn dời đô là do kinh đô cũ không còn phù hợp và ông tìm thấy mảnh đất phù hợp hơn.


Bài mẫu 3

     Việc dời đô của Lý Công Uẩn tới thành Đại La- kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Vua Lý Công Uẩn có tầm nhìn xa trông rộng và tình yêu nước của mình đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đại Là là vị trí ở trung tâm đất nước, mở ra bốn hướng nam, bắc, tây, đông; “ được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “ lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Chính vì vậy nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Thực tiễn lịch sử gần một nghìn năm qua đã cho thấy sự tiên đoán và khẳng định của vua Lý Thái Tổ về kinh đô Thăng Long là hoàn toàn đúng đắn. Thăng Long được chọn làm kinh đô của hầu hết các triều đại từ Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc. Chỉ có triều Tây Sơn và triều Nguyễn chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Suốt nhiều thế kỷ ở thời kỳ phát triển, hưng thịnh của đất nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long thực sự là nơi tụ hội và tiêu biểu cho các giá trị văn hoá, vật chất và tinh thần của đất nước. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội được chọn làm Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Tiếp đó là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.

Nguồn: Sưu tầm



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến