Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề: “Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt”

"Chiếu dời đô” đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt”.


Bài mẫu 1

"Chiếu dời đô” đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt”. Qua hàng ngàn năm phát triển của dân tộc Việt Nam ta, kể từ khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đất nước ta đã phát triển lớn mạnh như thế nào, nhân dân ta đã bớt cực khổ ra sao, điều ấy ai ai cũng biết . Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho sự anh minh, sáng suốt khi dời đô của Lý Công Uẩn, cũng là phản ánh cho ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc ta. Ý thức rất sâu sắc vấn đề vùng đất Hoa Lư không còn phù hợp cho việc đóng đô nữa, vua Lý đã quyết định chuyển dời. Dời đô là điều tất yếu, hợp với ý trời. Trong bài chiếu của mình, vua Lý đã chỉ ra hai nhà Đinh, Lê vì làm trái với mệnh trời mà không chịu chuyển dời nên đã chuốc lấy hậu quả và kết cục là tồn tại chẳng được bao lâu thì sụp đổ. Nhưng với vua Lý thì khác, ông không cam tâm nhìn dân khổ cực, cũng không muốn triều đại của mình sớm sụp đổ chỉ vì trái với mệnh trời, không hợp ý dân. Với ý chí xây dựng một đất nước độc lập, tự cường và phát triển lớn mạnh, nhà vua đã cân nhắc rất kĩ và chọn Đại La làm kinh đô mới của triều đại mình. Mảnh đất Đại La được xem xét là mảnh đất vàng hội tụ đầy đủ những thuận lợi của một vùng địa linh: cao mà rộng, bằng phẳng mà thoáng đãng, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi, người dân khỏi chịu cảnh ngập lụt. Nghĩ tới người dân, nghĩ đến vận mệnh đất nước muôn đời, nhà vua đã quyết định chuyển kinh đô về nơi đất tốt này. Và lịch sử đã chứng minh, quyết định ấy của vua Lý là một quyết định đúng đắn, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đó chẳng phải là minh chứng cho ý chí độc lập, tự cường, mở ra sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt trong suốt những triều đại sau này đó sao ?


Bài mẫu 2

Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các lần dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

Nguồn: Sưu tầm



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến