Lý thuyết Tứ giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Tứ giác là gì?


1. Khái niệm

Tứ giác ABCD là một hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD và DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

Ví dụ:

 

- Đặc điểm

+ Có 4 đỉnh

+ Có 4 cạnh

Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.

Ví dụ: ABCD là tứ giác lồi, EFGH không phải là tứ giác lồi.

2. Tính chất

+ Hai cạnh kề nhau là hai cạnh chung đỉnh.

+ Hai cạnh kề nhau tạo thành góc của tứ giác.

+ Hai cạnh đối nhau không chung đỉnh.

+ Hai đỉnh đối nhau là hai đỉnh không cùng nằm trên một cạnh.

+ Đường chéo là đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau.

3. Định lí tổng các góc của một tứ giác

Tổng số đo các góc của một tứ giác bằng \({360^0}\).

Tứ giác ABCD, \(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^0}\)

Ví dụ:

 

\(\widehat B = {360^0} - {93^0} - {123^0} - {75^0} = {69^0}\)

 

Bài giải tiếp theo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa