Giải bài 6 trang 67 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo

Ta gọi tứ giác ABCD với


Đề bài

Ta gọi tứ giác ABCD với AB = AD, CB = CD (hình 13) là hình “cái diều”.

a. Chứng minh rằng AC là đường trung trực của BD.

b. Cho biết \(\widehat B = {95^0},\widehat C = {35^0}.\)Tính \(\widehat A\) \(\widehat D\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Sử dụng tính chất của đường trung trực để chứng minh \(AC\) là trung trực của \(BD\)

b) Sử dụng tính chất tổng bốn góc trong tứ giác \(ABCD\)

Lời giải chi tiết

a) Ta có:

\(AB = AD\) (gt) nên \(A\) thuộc đường trung trực của \(BD\)

\(CB = CD\) (gt) nên \(C\) thuộc đường trung trực của \(BD\)

Vậy \(AC\) là đường trung trực của \(BD\)

b) Xét \(\Delta ABC\)\(\Delta ADC\) ta có:

\(AB = AD\) (gt)

\(BC = CD\) (gt)

\(AC\) chung

Suy ra: \(\Delta ABC = \Delta ADC\) (c-g-c)

Suy ra: \(\widehat {ABC} = \widehat {ADC} = 95^\circ \) (hai góc tương ứng)

Trong tứ giác \(ABCD\), tổng các góc bằng \(360^\circ \) nên:

\(\widehat A = 360^\circ  - \left( {95^\circ  + 35^\circ  + 95^\circ } \right) = 135^\circ \)

Bài giải tiếp theo
Giải bài 7 trang 67 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Tứ giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa