Giải bài 2 trang 66 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo

Góc kề bù với một góc của tứ giác


Đề bài

Góc kề bù với một góc của tứ giác được gọi là góc ngoài của tứ giác đó.

Hãy tính tổng số đo bốn góc ngoài \(\widehat {{A_1}};\;\widehat {{B_1}};\;\widehat {{C_1}};\;\widehat {{D_1}}\) của tứ giác \(ABCD\) ở hình 12.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng tính chất tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^\circ \)

Lời giải chi tiết

Trong tứ giác \(ABCD\) có: \(\widehat {DAB} + \widehat {ABC} + \widehat {BCD} + \widehat {ADC} = 360^\circ \)

Ta có:

\(\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_1}} + \widehat {{C_1}} + \widehat {{D_1}}\\\)

\(= \left( {180^\circ  - \widehat {DAB}} \right) + \left( {180^\circ  - \widehat {ABC}} \right) + \left( {180^\circ  - \widehat {BCD}} \right) + \left( {180^\circ  - \widehat {ADC}} \right)\\\)

\(= 180^\circ  + 180^\circ  + 180^\circ  + 180^\circ  - \left( {\widehat {DAB} + \widehat {ABC} + \widehat {BCD} + \widehat {ADC}} \right)\\ \)

\(= 720^\circ  - 360^\circ \\\)

\(= 360^\circ \)

Bài giải tiếp theo
Giải bài 3 trang 67 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 67 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 67 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải bài 6 trang 67 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 67 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Tứ giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa