Lý thuyết đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt

Đặc điểm (hình 50.1): Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn. Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3,4 mấu nhọn


I-BỘ ĂN SÂU BỌ

Đặc điểm (hình 50.1): Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn. Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3,4 mấu nhọn. Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

Đại diện: Chuột chù, chuột chũi.

Trừ thời gian sinh sản và nuôi con, chuột chù và chuột chũi đều có đời sống đơn độc.

II - BỘ GẶM NHẤM

Đặc điểm (hình 50.2A): Bộ thú có sổ lượng loài lớn nhất, có bộ răng thích nghi với chế độ gậm nhấm. thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

Đợi diện: Chuột đồng, sóc, nhím.

III - BỘ ĂN THỊT

Đặc điểm (hình 50.3A): Bộ thú có bộ răng thích nghi với chê độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc đế róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi. Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm, khi di chuyến chi có các ngón chân tiếp xúc với đất, nên khi đuổi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi, các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đế thịt cào xé con mồi (50.3C).

Đại diện: Mèo, hổ, báo, chó sói, gấu.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 165 SGK Sinh học 7
Thảo luận, quan sát hình 50.1,2,3, đọc bảng sau, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng.
Bài 2 trang 165 SGK Sinh học 7
Bài 3 trang 165 SGK Sinh học 7