Bài 97 : Phân số và phép chia số tự nhiên

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 16 VBT toán 4 bài 97 : Phân số và phép chia số tự nhiên với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

Viết thương số dưới dạng phân số (theo mẫu) : 

Mẫu :  \(4 : 7 = \displaystyle{4 \over 7}\)                \(3 : 8 = … \)                 \(5 : 11 = …\)

           \(7 : 10 = …\)             \( 1:15 = …\)               \(14 : 21 = …\)

Phương pháp giải:

Thương của phép chia số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia. 

Lời giải chi tiết:

Mẫu:  \(4 : 7 =\displaystyle{4 \over 7}\)                     \(3 : 8 =\displaystyle{3 \over 8}\)                   \(\displaystyle 5 : 11 = {5 \over 11}\) 

           \(\displaystyle 7 : 10 ={7 \over 10}\)              \(\displaystyle 1:15 = {1 \over 15}\)                \(\displaystyle 14 : 21 ={14 \over 21}\) 


Bài 2

Viết phân số dưới dạng thương rồi tính (theo mẫu)

Mẫu: \(\displaystyle{{18} \over 6}= 18 : 6 = 3  \)                    \(\displaystyle{{42} \over 7}= …...\)

\(\displaystyle{{72} \over 9}= …… \)                                      \(\displaystyle{{99} \over {11}}= …...\) 

\(\displaystyle{{115} \over {23}}= ......\)                                      \(\displaystyle{{150} \over {25}}= ........\) 

Phương pháp giải:

Viết phân số dưới dạng phép chia rồi tính giá trị của phép chia đó. 

Lời giải chi tiết:

Mẫu : \(\displaystyle{{18} \over 6}= 18 : 6 = 3\)                          \(\displaystyle{{42} \over 7}= 42 : 7 = 6\) 

\(\displaystyle{{72} \over 9}= 72 : 9 = 8\)                                   \(\displaystyle{{99} \over {11}}= 99 :11 = 9\)

\(\displaystyle{{115} \over {23}}= 115 : 23 = 5\)                             \(\displaystyle{{150} \over {25}}= 150 : 25 = 6  \) 


Bài 3

Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu bằng \(1\) (theo mẫu) :

Mẫu : \(\displaystyle8 = {8 \over 1}\);      

\(\displaystyle5 = \;...\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\quad \quad\quad\quad12 =\; ...\)

\(1 = \;...\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\quad\quad\quad\;\;0 =\; ...\)

Phương pháp giải:

Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số là số tự nhiên đó và có mẫu số bằng \(1\).

Lời giải chi tiết:

\(\displaystyle5 = {5 \over 1}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\quad\quad12 = {{12} \over 1}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\quad\quad\)\( \displaystyle 1 = {1 \over 1}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\quad\quad0 = {0 \over 1}\)


Bài 4

Có 3 cái bánh như nhau, chia đều cho 6 người. Hỏi mỗi người nhận được bao nhiêu phần của cái bánh?

Phương pháp giải:

Có 3 cái bánh như nhau, chia đều cho 6 người nên để tìm số phần bánh mỗi người nhận được ta lấy 3 chia cho 6, sau đó viết phép chia dưới dạng phân số.

Lời giải chi tiết:

Mỗi người nhận được số phần của cái bánh là :

                   \(3 : 6 = \dfrac{3}{6}\) (cái bánh)

                                Đáp số:  \(\displaystyle{3 \over 6}\) cái bánh.