Bài 117 : Luyện tập

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 38 VBT toán 4 bài 117 : Luyện tập với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

Tính (theo mẫu) :

Mẫu: \(\displaystyle2 + {3 \over 7} = {{14} \over 7} + {3 \over 7} = {{14 + 3} \over 7} = {{17} \over 7}\)

a) \(\displaystyle{2 \over 5} + 3\)                                b) \(\displaystyle4 + {2 \over 3}\)

Phương pháp giải:

Viết số tự nhiên dưới dạng phân số rồi thực hiện phép cộng hai phân số như thông thường. 

Lời giải chi tiết:

a) \(\displaystyle{2 \over 5} + 3 = {2 \over 5} + {{15} \over 5} = {{2 + 15} \over 5} = {{17} \over 5}\)

b) \(\displaystyle4 + {2 \over 3} = {{12} \over 3} + {2 \over 3} = {{12 + 2} \over 3} = {{14} \over 3}\)


Bài 2

Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm :

a) \(\displaystyle{4 \over 5} + {2 \over 3} = {2 \over 3} + ...;\)             \(\displaystyle{{13} \over {25}} + {3 \over 7} = {3 \over 7} + ...\)

b) \(\displaystyle\left( {{2 \over 3} + {3 \over 4}} \right) + {1 \over 2} = {2 \over 3} + \left( {{3 \over 4} + ...} \right)\)

     \(\displaystyle{2 \over 3} + \left( {{3 \over 4} + {1 \over 2}} \right) = \left( {... + {3 \over 4}} \right) + {1 \over 2}\)

Phương pháp giải:

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng : Khi ta đổi chỗ hai phân số trong một tổng thì tổng của chúng không thay đổi.

- Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng : Khi cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba. 

Lời giải chi tiết:

a) \(\displaystyle{4 \over 5} + {2 \over 3} = {2 \over 3} + {4 \over 5}\)                 \(\displaystyle{{13} \over {25}} + {3 \over 7} = {3 \over 7} + {{13} \over {25}}\)

b) \(\displaystyle\left( {{2 \over 3} + {3 \over 4}} \right) + {1 \over 2} = {2 \over 3} + \left( {{3 \over 4} + {1 \over 2}} \right)\)

    \(\displaystyle{2 \over 3} + \left( {{3 \over 4} + {1 \over 2}} \right) = \left( {{2 \over 3} + {3 \over 4}} \right) + {1 \over 2}\)


Bài 3

Tính bằng cách thuận tiện nhất :

a) \(\displaystyle{{12} \over {25}} + {3 \over 5} + {{13} \over {25}}\)

b) \(\displaystyle{3 \over 2} + {2 \over 3} + {4 \over 3}\)

c) \(\displaystyle{3 \over 5} + {7 \over 5} + {3 \over 4}\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các phân số thích hợp lại với nhau. 

Lời giải chi tiết:

a) \(\displaystyle{{12} \over {25}} + {3 \over 5} + {{13} \over {25}} = \left( {{{12} \over {25}} + {{13} \over {25}}} \right) + {3 \over 5} \)

\(\displaystyle= {{25} \over {35}} + {3 \over 5} = 1 + {3 \over 5} = {5 \over 5} +{{3} \over 5} = {8 \over 5}\)

b) \(\displaystyle{3 \over 2} + {2 \over 3} + {4 \over 3} ={3 \over 2} + \left( {{2 \over 3} + {4 \over 3}} \right) \)

\(\displaystyle= {3 \over 2}  +{6 \over 3}  =  {3 \over 2} + 2 ={3 \over 2} + {{4} \over 2}= {7 \over 2} \)

c) \(\displaystyle{3 \over 5} + {7 \over 5} + {3 \over 4} = \left( {{3 \over 5} + {7 \over 5}} \right) + {3 \over 4} \)

\(\displaystyle= {{10} \over 5} + {3 \over 4} = 2 + {3 \over 4} = {8 \over 4} +{{ 3} \over 4} = {{11} \over 4}\)


Bài 4

Một chiếc tàu thủy giờ thứ nhất chạy được \(\displaystyle{3 \over 8}\) quãng đường, giờ thứ hai chạy được \(\displaystyle{2 \over 7}\) quãng đường, giờ thứ ba chạy được \(\displaystyle{1 \over 4}\) quãng đường. Hỏi sau ba giờ chiếc tàu thủy đó chạy được bao nhiêu phần quãng đường ?

Phương pháp giải:

Quãng đường tàu thủy chạy được trong ba giờ \(=\) quãng đường tàu thủy chạy được trong giờ thứ nhất  \(+\) quãng đường tàu thủy chạy được trong giờ thứ hai \(+\) quãng đường tàu thủy chạy được trong giờ thứ ba.

Lời giải chi tiết:

Sau ba giờ chiếc tàu thủy đó chạy được số phần quãng đường là:

\(\displaystyle{3 \over 8} + {2 \over 7} + {1 \over 4}= {{51} \over {56}}\) (quãng đường)

                     Đáp số: \(\displaystyle{{51} \over {56}}\) quãng đường.

Bài giải tiếp theo
Bài 118 : Phép trừ phân số
Bài 120 : Luyện tập
Bài 97 : Phân số và phép chia số tự nhiên
Bài 100 : Phân số bằng nhau
Bài 102 : Luyện tập
Bài 119 : Phép trừ phân số (tiếp theo)

Video liên quan