Bài 44 : Vẽ hai đường thẳng song song

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 52 VBT toán 4 bài 44 : Vẽ hai đường thẳng song song với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

Vẽ đường thẳng đi qua điểm O và song song với đường thẳng AB :

Phương pháp giải:

Ta có thể vẽ như sau :

- Vẽ đường thẳng đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng AB.

- Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng vừa vẽ ở bước 1. Ta có đường thẳng CD song song với đường thẳng AB. 

Lời giải chi tiết:


Bài 2

a) Vẽ đường thẳng đi qua điểm B và song song với cạnh AD, cắt cạnh CD tại điểm E (vẽ vào hình bên).

b) Đúng ghi Đ, sai ghi S :

Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là:

 Góc vuông                                           
 Góc nhọn  
 Góc tù  

Phương pháp:

- Ta có thể vẽ như sau: Vẽ đường thẳng BE đi qua điểm B và vuông góc với cạnh BA (E thuộc cạnh CD). Khi đó ta có BE là đường thẳng đi qua điểm B và song song với cạnh AD.

- Quan sát hình vẽ và có thể dùng ê kê để xác định tên của góc đỉnh E.

- Dùng ê ke để vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với cạnh BA ta được đường thẳng song song với AD và cắt DC tại E.

- Dùng ê ke kiểm tra góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là góc vuông.

Cách giải :

a) 

b) Đúng ghi Đ, sai ghi S : 

Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là:

 Góc vuông                                    Đ        
 Góc nhọn     S
 Góc tù     S

Bài 3

Cho biết các hình tứ giác có trong hình bên đều là hình chữ nhật. Viết tiếp vào chỗ chấm:

Cạnh AB song song với các cạnh: ………………………………………………

Phương pháp:

Quan sát hình vẽ để tìm các cạnh song song với cạnh AB. 

Cách giải :

Cạnh AB song song với các cạnh: CD, EG, HI, PQ.


Bài 4

a) Vẽ đường thẳng AX đi qua điểm A và song song với cạnh BC. Vẽ đường thẳng CY đi qua diểm C và song song với cạnh AB. Các đường thẳng này cắt nhau tại điểm D ( vẽ vào hình bên).

 

b) Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ADCB là ...................

Phương pháp:

Dùng ê ke để vẽ các đường thẳng song song theo các bước tương tự bài số 1 ở trên. 

Cách giải :

a) 

b) Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ADCB là: cặp cạnh AD và BC ; cặp cạnh AB và DC.

Bài giải tiếp theo
Bài 45 : Thực hành vẽ hình chữ nhật
Bài 46 : Thực hành vẽ hình vuông
Bài 47 : Luyện tập
Bài 48 : Luyện tập chung
Bài 49 : Nhân với số có một chữ số
Bài 50 : Tính chất giao hoán của phép nhân
Bài 51 : Nhân với 10, 100, 1000, ... Chia cho 10, 100, 1000, ...
Bài 52 : Tính chất kết hợp của phép nhân
Bài 53 : Nhân với số có tận cùng là chữ số 0

Video liên quan