Đề thi học kì 2 Sinh lớp 9 năm học 2019-2020 Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng


Đề bài

Câu 1. (2,5 điểm)

a) Hiện tượng thái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn có biểu hiện như thế nào?

b) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật thường gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Câu 2. (2,5 điểm)

Cho các hiện tượng sau:

1, Hổ ăn thịt hươu, nai.

2, Rận và rết sống bám trên da trâu, bò, chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò.

3, Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu.

4, Khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

5, Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó được đưa đi xa.

6, Run đũa sống trong ruột người.

7, Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.

8, Địa y sống bám trên cành cây.

9, Nấm và táo trong địa y.

10, Cây nắp ấm bắt côn trùng.

Em hãy sắp xếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp. 

Câu 3. (2,5 điểm)

a) Thế nào là giới hạn sinh thái?

b) Bảng dưới đây cho biết thông tin về giới hạn của nhân tố nhiệt độ đối với một số loài sinh vật:

Loài

Giới hạn dưới (oC)

Giới hạn trên (oC)

Cá rô phi

5oC

42oC

Vi khuẩn suối nước nóng

0oC

90oC

Xương rồng sa mạc

0oC

56oC

Dựa vào bảng trên, hãy cho biết:

- Loài nào có giới hạn sinh thái rộng nhất, loài nào có giới hạn sinh thái hẹp nhất?

- Loài nào có khả năng phân bố rộng nhất? Vì sao?

Câu 4. (2,5 điểm)

a) Thế nào là một chuỗi thức ăn? Cho ví dụ.

b) Thế nào là một lưới thức ăn?

Một quần xã sinh vật trên cạn, trong đó, châu chấu, bọ rùa và gà sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu, bọ rùa là nguồn thức ăn của gà, ếch nhái và rắn; rắn, ếch nhái và gà đều là nguồn thức ăn của diều hâu..Hãy vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

a) Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: Các cá thể của các thế hệ tiếp theo có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Ở nhiều dòng, bộc lộ các đặc điểm có hại như bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và kết hạt rất ít.

b) Người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật thường gây ra hiện tượng thoái hóa trong chọn giống có mục đích:

- Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.

- Tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng

- Phát hiện các gen xấu (biểu hiện ở trạng thái đồng hợp) để loại bỏ khỏi quần thể.

Câu 2:

Quan hệ

Hiện tượng

Hỗ trợ

Cộng sinh

3, Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu.

9, Nấm và táo trong địa y.

Hội sinh

5, Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó được đưa đi xa.

8, Địa y sống bám trên cành cây.

Đối địch

Cạnh tranh

4, Khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

7, Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.

Kí sinh, nửa kí sinh

2, Rận và rết sống bám trên da trâu, bò, chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò.

6, Run đũa sống trong ruột người.

Sinh vật ăn sinh vật khác

1, Hổ ăn thịt hươu, nai.

10, Cây nắp ấm bắt côn trùng.

Câu 3:

a) Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.

b) Giới hạn sinh thái nhiệt độ của vi khuẩn suối nước nóng là rộng nhất ( 0oC-90oC).

Giới hạn sinh thái nhiệt độ của cá rô phi là hẹp nhất (5oC-42oC).

Loài vi khuẩn suối nước nóng sẽ có khả năng phân bố rộng nhất vì có giới hạn sinh thái nhiệt độ rộng nhất. Ở những vùng nhiệt độ trên 42oC thì cá rô phi sẽ chết, trên 50 oC thì xương rồng sẽ chết trong khi vi khuẩn suối nước nóng vẫn phát triển được.

Câu 4:

a) Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ ding dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mứt xích đứng sau tiêu thụ.

b) Trong tự nhiên một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.