Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bến Tre

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bến Tre với cách giải nhanh và chú ý quan trọng


Đề bài

Câu 1. (2,5 điểm)

a) Trình bày khái niệm các nhân tố sinh thái

b) Giả sử có các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến cây lúa như sau: nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ tơi xốp của đất, rắn hổ mang, lượng mưa, cây cỏ dại, sâu ăn lá, ốc bươu vàng. Hãy sắp xếp các nhân tố trên thành từng nhóm sinh thái mà em biết.

Câu 2 (3,5 điểm)

a) Quần xã sinh vật là gì? Độ đa dạng của quần xã thể hiện qua những dấu hiệu nào?

b) Thế nào là loài ưu thế và loài đặc trưng? Nêu 1 ví dụ loài ưu thế và 1 ví dụ loài đặc trưng

Câu 3 (2,5 điểm)

a) Hãy cho biết ánh sáng ảnh hưởng đến thực vật như thế nào?

b) Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển làm cho năng suất lúa giảm. Quan hệ giữa lúa và cỏ thể hiện mối quan hệ nào giữa hai loài? Nêu đặc điểm của mối quan hệ đố

Câu 4 (1,5 điểm)

Cho biết quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong một hệ sinh thái như sau: cỏ là nguồn thức ăn của bọ rùa, châu chấu và gà; ếch sử dụng bọ rùa và châu chấu làm thức ăn, châu chấu là thức ăn của gà và rắn, ếch là thức ăn của rắn và cáo sử dụng gà làm thức ăn.

a) Hãy vẽ một lưới thức ăn từ mối quan hệ  dinh dưỡng của các loài

b) Liệt kê các mối  quan hệ sinh thái giữa các loài có trong lưới thức ăn được mô tả ở trên.

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. (2,5 điểm)

a) Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật trực tiếp hoặc gián tiếp.

b) Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: nhóm các nhân tố vô sinh (vật lí, hóa học) và nhóm các nhân tố hữu sinh (người, sinh vật).

Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ tơi xốp của đất, lượng mưa

rắn hổ mang, cây cỏ dại, sâu ăn lá, ốc bươu vàng

Câu 2 (3,5 điểm)

a) Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định.

Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

Những dấu hiệu điển hình của một quần xã

Đặc điểm

Các chỉ số

Thể hiện

Số lượng các loài trong quần xã

Độ đa dạng

Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

Độ nhiều

Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

Độ thường gặp

Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

Thành phần loài trong quần xã

Loài ưu thế

Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Loài đặc trưng

Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác

b)

+ Loài ưu thế là một loài hoặc các nhóm loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, có ảnh hưởng quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của quần xã.

+ Loài đặc trưng: loài có số lượng các cá thể chiếm nhiều hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã hoặc chỉ có ở một quần xã.

Quần xã rừng thông với các cây thông là loài chiếm ưu thế, các loài cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông

Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh

Câu 3 (2,5 điểm)

a) Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do có hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.

- Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:

+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.

+ Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sổng nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán cùa cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...

- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năng hút nước của cây.

b) Quan hệ giữa lúa và cỏ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh

Đặc điểm quan hệ cạnh tranh khác loài là:

- Quan hệ cạnh tranh khác loài là quan hệ giữa hai hay nhiều loài, chúng tranh giành nhau nguồn sống như thức ăn, nơi ở…

- Những loài có quan hệ sinh thái gần nhau, có nguồn sống giống nhau thì quan hệ cạnh tranh càng gay gắt.

- Cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự phân li các ổ sinh thái khác nhau, ảnh hưởng đến sự phân hóa hình thái của sinh vật.

- Cạnh tranh ảnh hưởng tới sự phân bố địa lí, nơi ở của các loài ... là cơ sở cho hình thành những quần thể, quần xã sinh vật và là cơ sở cho tiến hóa của loài.

Câu 4 (1,5 điểm)

a) Lưới thức ăn từ mối quan hệ dinh dưỡng của các loài

b)

- Quan hệ vật ăn thịt – con mồi: cỏ - gà, bọ rùa - ếch...

- Quan hệ cạnh tranh: bọ rùa – châu chấu...