Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Trong kĩ thuật gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi:
A. phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit
B. một đoạn ADN của tế bào cho ghép với một đoạn ADN của tế bào người
C. một đoạn mang gen của tế bào cho ghép với ADN của thể truyền
D. một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp
Câu 2. Những thành tựu nào dưới đây là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?
1. Tạo chủng vi sinh vật mới
2. Tạo cây trồng biến đổi gen
3. Tạo cơ quan nội tạng của người từ các mô động vật
4. Tạo ra các cơ thể động vật biến đổi gen
A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3
C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4
Câu 3. Các cá thể trong một quần thể động vật trong tự nhiên tách đàn khi gặp điều kiện nào sau đây?
A. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào
B. Chỗ ở đầy đủ và nguồn thức ăn phong phú cho các cá thể
C. Số lượng cá thể trong bầy đàn tăng lên quá cao, nguồn thức ăn khan hiếm
D. Khi vào mùa sinh sản, các cá thể đực cái tìm đến nhau
Câu 4. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài, sống trong một khu vực nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới là
A. quần xã sinh vật
B. quần thể sinh vật
C. hệ sinh thái
D. sinh quyển
Câu 5: Hệ sinh thái nào có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Đồng rêu đới lạnh
B. Rừng thông phương bắc
C. Rừng lá rộng ôn đới
D. Rừng mưa nhiệt đới
Câu 6: Tác động của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây hậu quả xấu tới tự nhiên là
A. trồng rừng chống xói mòn
B. Bảo tồn động vật hoang dã
C. phá rừng lấy đất trồng trọt
D. Giảm sử dụng than đá
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7 (2, 5 điểm)
a) Ưu thế lai là gì? Vì sao người ta thường dùng con lai F1 làm sản phẩm mà không dùng làm giống?
b) Trong tự nhiên, các con thỏ sống cùng một khu rừng chịu ảnh hưởng bởi những mối quan hệ sinh vật nào?
Câu 8 (2, 5 điểm)
a) Trình bày khái niệm về quần thể sinh vật. Cho ví dụ
b) Thế nào là chuỗi thức ăn? Cho ví dụ.
Câu 9 (2 điểm)
Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
C |
A |
C |
B |
D |
C |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Trong kĩ thuật gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi: một đoạn mang gen của tế bào cho ghép với ADN của thể truyền
Chọn C
Câu 2. Những thành tựu là kết quả ứng dụng của công nghệ gen là:
1. Tạo chủng vi sinh vật mới
2. Tạo cây trồng biến đổi gen
4. Tạo ra các cơ thể động vật biến đổi gen
Chọn A
Câu 3. Các cá thể trong một quần thể động vật trong tự nhiên tách đàn khi số lượng cá thể trong bầy đàn tăng lên quá cao, nguồn thức ăn khan hiếm
Chọn C
Câu 4. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài, sống trong một khu vực nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới là quần thể sinh vật
Chọn B
Câu 5: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất
Chọn D
Câu 6: Phá rừng lấy đất trồng trọt gây hậu quả xấu tới tự nhiên
Chọn C
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7 (2, 5 điểm)
a) Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.
Người ta không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.
Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép...)
b) Trong tự nhiên, các con thỏ sống cùng một khu rừng chịu ảnh hưởng bởi những mối quan hệ cùng loài và khác loài:
- Quan hệ cùng loài: gồm quan hệ hỗ trợ (giữa các cá thể trợ giúp nhau) và quan hệ cạnh tranh (tranh giành nơi ở, thức ăn, tranh giành con cái).
- Quan hệ khác loài: quan hệ cạnh tranh (thỏ và thú ăn cỏ khác), quan hệ vật ăn thịt – con mồi (thỏ ăn cỏ, rắn ăn thỏ), quan hệ vật chủ - kí sinh (thỏ và giun kí sinh)...
Câu 8 (2, 5 điểm)
a) Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Ví dụ về quần thể sinh vật: đàn vịt, đàn ngựa vằn, đàn linh dương, đàn bò rừng, đàn chim cánh cụt,… nói chung sinh vật sống theo đàn. ...
b) Chuỗi thức ăn (quan hệ thức ăn) (xích thức ăn) là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau.
Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ.
Ví dụ:
- Cỏ → Châu Chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng → Sinh vật phân giải.
- Mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu họ ản thịt → cá → sinh vật phân giải
Câu 9 (2 điểm)
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đối, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
- Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh học, chất thải sinh hoạt
- Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
- Do các tác nhân phóng xạ.
- Do các chất thải rắn.
- Do tiếng ồn, bụi, khói…
- Do sinh vật gây bệnh…
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc timdapan.com"