Giải đề thi học kì 1 Sinh lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD&ĐT Hòa Bình
Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD&ĐT Hòa Bình với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
PHÒNG GD-ĐT HÒA BÌNH
KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC lớp 9
I. Trắc nghiệm (4đ)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:
Câu 1: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen làm cho sinh vật ngày càng phong phú, đa dạng
B. Đột biến gen thường gây hại cho sinh vật vì chúng làm biến đổi cấu trúc gen
C. Đột biến gen là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
D. Đột biến gen thường gây hại nhưng đôi khi cũng có lợi
Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên ADN là:
A. Axit ribônuclêic C. Nuclêôtit
B. Axit đêôxiribônuclêic D. Axit amin
Câu 3:Vai trò của thường biến là:
A. Biến đổi cá thể
B. Di truyền cho đời sau
C. Thay đổi kiểu gen của cơ thể
D. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường
Câu 4: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
A. tARN B. mARN
C. rARN D. Cả 2 loại ARN trên
Câu 5: ARN được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?
A. 2 nguyên tắc: NTBS và nguyên tắc bán bảo toàn
B. 2 nguyên tắc: NTBS và nguyên tắc khuôn mẫu
C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
D. 3 nguyên tắc: NTBS, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
Câu 6: Các nguyên tố hóa học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là
A. C, H, O, N, P C. C, H, O, Na, S
B. C, H, O, N, S D. C, H, O, Na, P
Câu 7: Nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit trên ADN với các nuclêôtit tự do trong quá trình tổng hợp ARN được thể hiện.
A. A-T, T-A, G-X, X-G
C. A-U, T-A, G-X, X- G
B. A-U, U-A, G-X, X-G
D. A-X, X-A, G-T, T-G
Câu 8: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G – X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ:
A. Giảm 1 B. Giảm 2
C. Tăng 1 D. Tăng 2
II. Phần tự luận (6đ)
Câu 1 (2đ): Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người? Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1?
Câu 2 (3đ): Một gen có 2400 nuclêôtit, có A = 30% tổng số nuclêôtit của gen. Hãy xác định:
a. Chiều dài của gen
b. Số vòng xoắn và khối lượng của gen
c. Số nuclêôtit từng loại của gen
Câu 3 (1đ): Thường biến là gì? Lấy ví dụ về thường biến?
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
I. Trắc nghiệm
1A |
2B |
3D |
4B |
5B |
6A |
7C |
8C |
Câu 1: A sai, đột biến gen có thể làm giảm sức sống, gây chết cho sinh vật, làm giảm tính đa dạng
Chọn A
Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên ADN là: Axit đêôxiribônuclêic
Chọn B
Câu 3:Vai trò của thường biến là: Giúp sinh vật thích nghi với môi trường
Chọn D
Câu 4: mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền
Chọn B
Câu 5: ARN được tổng hợp theo 2 nguyên tắc. Đó là: NTBS và nguyên tắc khuôn mẫu
Chọn B
Câu 6: Các nguyên tố hóa học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là: C, H, O, N, P
Chọn A
Câu 7: Nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit trên ADN với các nuclêôtit tự do trong quá trình tổng hợp ARN là: A-U, T-A, G-X, X- G
Chọn C
Câu 8: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G – X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ: tăng lên 1 liên kết
Chọn C
II. Phần tự luận (6đ)
Câu 1:
Cơ chế sinh con trai, con gái ở người được giải thích dựa trên cơ chế xác định giới tính. Đó là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
P: ♂ XY x ♀XX
G: (1X : 1Y) x X
F1: 1 XX : 1 XY
KH: 1 con gái : 1 con trai
Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1 là vì:
+ Đàn ông sinh ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ ngang nhau và bằng 1 : 1.
+ 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với tỷ lệ ngang nhau.
+ Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau.
Câu 2:
a. Dựa vào công thức tính chiều dài gen khi biết số nuclêôtit của gen:
L = N/2 x 3,.4 = 2400/2 x 3,4 = 4080 Å
b. Mỗi vòng xoắn của gen có 20 nuclêôtit
→ Số vòn xoắn của gen là 2400/20 = 120 vòng
Khối lượng của gen = số nuclêôtit x 300 đvC = 2400 x 300 = 720000 đvC
c. Gen có A = 30% tổng số nuclêôtit
→ Số nuclêôtit loại A = T = 2400x 30/100 = 720 nuclêôtit
mà A+G = 50%N → G = 20%
→ Số nuclêôtit loại G = X = 2400x 20/100 = 480 nuclêôtit
Câu 3:
Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Ví dụ thường biến:
- Cây rau (cải, su hào...) khi trồng được bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh đầy đủ thì có củ to hơn hẳn so với củ ở luống không được chăm sóc tốt.
- Bèo lục bình khi ở dưới nước thân cây ngắn phồng to, xốp còn trên cạn thì thân dài cao
- Cây rau mác mọc ở sát tầng mặt nước thì lá to bản còn ở dưới nước thì lá dài nhọn.
- Cáo tuyết có lông màu trắng,vào mùa tuyết tan màu lông chuyển sang màu nâu
- Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
- Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường đất.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải đề thi học kì 1 Sinh lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD&ĐT Hòa Bình timdapan.com"