Giải đề thi học kì 1 Sinh lớp 9 năm 2019 - 2020 Quận 4
Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 9 năm 2019 - 2020 Quận 4 với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Đề bài:
Câu 1: (3 điểm)
a. Một đoạn mạch của phân tử ADN có cấu trúc như sau:
Mạch 1: -A-A-T-G-X-T-A-X-G-X-T-G-
Mạch 2: -T-T-A-X-G-A-T-G-X-G-A-X-
Hãy xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
b. Một đoạn ADN có tổng số nuclêôtit là 9000 nuclêôtit, trong đó 2A = 3G. Tính số nuclêôtit mỗi loại trong đoạn ADN trên.
Câu 2: (5 điểm)
a. Từ phép lai P: ♂ Aabb x ♀ AaBb
Hãy viết các loại giao tử ♂ và giao tử ♀
b. Viết giao tử của các kiểu gen sau: AABbDd, EeBBDd
c. Ở một loài hoa, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng
Cho hoa đỏ thuần chủng lai với hoa trắng. Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F1.
Câu 3: (2 điểm)
a. Người có bộ nhiễm sắc thể trên bị bệnh gì?
b. Người có bộ nhiễm sắc thể trên thuộc dạng đột biến gì?
c. Viết cơ chế dẫn đến sự hình thành đột biến trên
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn
Câu 1: (VD)
Phương pháp:
a. Mạch 2 là mạch gốc
Trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN giống với mạch bổ sung chỉ thay T bằng U
b. Dựa theo tỷ lệ 2A = 3G và công thức A + G = 50%N
Cách giải:
a. Trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2
Mạch 2: -T-T-A-X-G-A-T-G-X-G-A-X-
mARN: -A-A-U-G-X-U-A-X-G-X-U-G-
b. Gọi số nuclêôtit loại A là a → số nuclêôtit loại G là 2a/3
Theo nguyên tắc bổ sung ta có:
A+ G = 50% N
→ a + 2a/3 = 9000/2 → a = 2700 nuclêôtit
→ A = T = 2700 nuclêôtit
G = X = 2a/3 = 1800 nuclêôtit
Câu 2: (TH)
Cách giải:
a.
Các loại giao tử đực (Aabb) → Ab, ab
Các loại giao tử cái (AaBb) → AB, Ab, aB, ab
b. Giao tử của các kiểu gen
AABbDd → ABD, AbD, ABd, Abd
EeBBDd → EBD, EBd, eBD, eBd
c. Quy ước gen: A – đỏ, a trắng
Sơ đồ lai:
P: AA x aa
Gp: A x a
F1: Aa (100% đỏ)
F1xF1: Aa x Aa
GF1: (A,a) x (A, a)
F2: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 đỏ : 1 trắng
Câu 3: (VD)
Cách giải:
a. Người có bộ NST trên có cặp NST số 21 có 3 chiếc → người này bị hội chứng Đao
b. Bộ NST có 1 cặp thừa 1 chiếc là dạng đột biến thẻ ba (2n+1)
c. Cơ chế hình thàn đột biến thể ba:
Do các tác nhân lí hóa của môi trường trong hoặc bên ngoài cơ thể làm rối loạn sự phân li bình thường của một cặp NST→ Thoi vô sắc không hình thành nên 1 cặp NST không thể phân li trong quá trình giảm phân tạo thành loại giao tử thừa 1 NST (n+1).
Giao tử n+1 này kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo ra thể ba (2n+1).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải đề thi học kì 1 Sinh lớp 9 năm 2019 - 2020 Quận 4 timdapan.com"